Danh mục

Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ

Số trang: 54      Loại file: doc      Dung lượng: 541.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong hai thập niên qua (1986 - 2006), kể từ khi áp dụng những chính sách cải cách kinh tế toàn diện với nội dung cốt lõi là sự kết hợp của tự do hóa, ổn định hóa, thay đổi thế chế, cải cách cơ cấu và mở cửa ra nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng ghi nhận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA VIỆT NAM Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ Trong hai thập niên qua (1986 - 2006), kể từ khi áp dụng những chính sách cải cách kinh tế toàn diện với nội dung cốt lõi là sự kết hợp của tự do hóa, ổn định hóa, thay đổi thế chế, cải cách cơ cấu và mở cửa ra nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng ghi nhận. I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ 1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Năm 1986 đánh dấu quá trình đổi mới kinh tế, từ chỗ hầu như không có tăng trưởng trong giai đoạn 1976 – 1985, bước sang giai đoạn 1986 – 1990, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi và phát triển, tuy tốc độ chưa cao. Từ năm 1990 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng cao, trung bình hàng năm đạt 7%. Tính chung từ 1986 - 2005, tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm là 6,98%, tăng gấp 3,6 lần so với đầu giai đoạn. Chỉ số xếp hạng GDP của Việt Nam cũng được cải thiện rõ rệt, từ vị trí thứ 124 thế giới năm 2002 đã tăng lên thứ 36 vào năm 2006. Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1998 - 2005 % 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm 1999, do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã giảm xuống còn 4, 8%. Tăng trưởng giảm sút thể hiện ở hầu hết các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đến năm 2000, nền kinh tế đã có sự hồi phục nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã đạt ở mức 6,8% và liên tiếp tăng trong 1 các năm tiếp theo đạt 7,0% (năm 2002); 7,3% (năm 2003); 7,6% (năm 2004); 8,5% (năm 2005). So với các nước trong khu vực ASEAN, tăng trưởng GDP của Việt Nam vào loại cao nhất trong khu vực trong những năm gần đây, so với các nước Đông Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế của ta còn nhỏ bé, nên dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng thực lực nền kinh tế của ta còn yếu và hạn chế. 2. GDP bình quân đầu người Tăng trưởng kinh tế cao kéo theo thu nhập bình quân đầu người cũng được cải thiện đáng kể, tăng từ 140 USD năm 1990 lên 483 USD năm 2003, đạt 545 USD năm 2004 và 640 USD năm 2005, tăng gấp 2,65 lần so với năm 1986. Tính bình quân trong giai đoạn 1986 – 2005, tốc độ GDP đầu người tăng trung bình là 5,28%. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp, còn chênh lệch khá lớn so các nước trong khu vực như Thái Lan (GDP đầu người của Thái Lan vào khoảng 2850 USD, gấp 4,5 lần Việt Nam); Malaysia (GDP vào khoảng 4970 USD, gấp 7,8 lần). Nếu tính theo sức mua tương đương PPP thì thu nhập bình quân tăng lên là 2.490USD, trong khi Trung Quốc là 4.990 USD, cao gấp 2 lần; Thái Lan là 7.450 USD, cao gấp 3lần; Hàn Quốc là 17.930 USD, gấp 7,2 lần và Nhật Bản là 28.620 USD, cao gấp 11,5 lần Việt Nam. Như vậy, kể cả Thái Lan là nước có cùng trình độ phát triển với Việt Nam vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX thì chỉ sau 2 thập kỷ thu nhập bình quân đầu người của nước này đã cao gấp 2 lần Việt Nam. Bảng 1: So sánh thu nhập quốc dân (GNI)/người của Việt Nam và một số nước Nước GDP bình quân đầu người Chênh lệch so với Việt (USD) Nam (lần) Theo tỷ giá Theo ngang Theo tỷ giá Theo ngang thị trường giá sức mua thị trường giá sức mua Việt Nam 480 2.490 1,0 1,0 Trung Quốc 1.100 4.990 2,3 2,0 Thái Lan 2.190 7.450 4,5 3,0 Malaysia 3.780 8.940 7,8 3,6 Hàn Quốc 12.020 17.930 25,0 7,2 Singapore 21.230 24.180 44,3 9,7 Nhật Bản 34.510 28.620 71,9 11,5 2 3. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành 3.1. Cơ cấu ngành kinh tế nhìn ở phía tổng cung Sự tăng trưởng kinh tế nhanh đạt được trong thời gian qua là kết quả của những thay đổi quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần của khu vực nông, lâm ngư nghiệp. Từ một nước có nền công nghiệp kém phát triển đến nay, Việt Nam đang từng bước xây dựng một nền công nghiệp theo hướng hiện đại. Biểu đồ 2: Cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam % 50 45 40 35 30 25 20 15 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1998 2000 2005 1997 ...

Tài liệu được xem nhiều: