Thông tin tài liệu:
Dầm cầu dùng để đỡ toàn bộ trọng lượng phần được treo của ôtô. Dầm cầu sử dụng trên ôtô thường được sử dụng với hệ thống treo phụ thuộc. Nếu cầu trước là dầm cầu dẫn hướng và chủ động gọi là võ cầu dẫn hướng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 1: Dầm Cầu CHƯƠNG 1 DẦM CẦU I.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu Trong chương này từ “dầm cầu” dùng để chỉ chung cho vỏ cầu chủ động và bảnthân cầu dẫn hướng không chủ động phía trước. Sử dụng quy ước: - Nếu cầu trước là dầm cầu dẫn hướng và không chủ động thì gọi là dầm cầudẫn hướng; - Nếu cầu trước là dầm cầu dẫn hướng và chủ động thì gọi là vỏ c ầu d ẫnhướng; - Nếu cầu sau là dầm cầu chủ động và không dẫn hướng, gọi là vỏ cầu; - Nếu cầu sau là dầm cầu không chủ động và không dẫn hướng gọi là dầm cầu. I.1.1. Công dụng Dầm cầu dùng để đỡ toàn bộ trọng lượng phần được treo của ôtô. Dầm cầu s ửdụng trên ôtô thường được dùng với hệ thống treo phụ thuộc. I.1.2. Phân loại a. Phân theo công dụng của cầu có thể chia ra: Dầm cầu không dẫn hướng; Dầm cầu dẫn hướng; Vỏ cầu; Vỏ cầu dẫn hướng. b. Phân theo phương pháp chế tạo vỏ dầm cầu, chia ra: Loại dập và hàn; Loại chồn; Loại đúc; Loại liên hợp. c. Phân theo kết cấu: Loại dầm cầu rời; Loại dầm cầu liền; I.1.3. Yêu cầu - Có hình dáng và tiết diện bảo đảm chịu được tác dụng của lực thẳng đ ứng, l ựcngang, lực dọc trục và mômen xoắn trong thời gian làm việc; - Có độ cứng lớn nhưng trọng lượng bé; - Có độ kín tốt để giữ cho các chi tiết chuyển động tương đối của vỏ c ầu ch ủđộng hoạt động tốt; - Các góc đặt trên dầm cầu dẫn hướng phải đúng quy định. Hình I.1 Các loại dầm cầu I.2. Vỏ cầu không dẫn hướng I.2.1. Kết cấu Vỏ cầu là vỏ bọc ba cụm truyền lực chính, vi sai và truyền động đến các bánh xechủ động. Vỏ cầu phía sau chịu tất cả trọng lượng của ôtô đặt lên các bánh xe củadầm cầu này. Nhận và truyền lên khung lực kéo, lực phanh, mômen phản l ực vàmômen phanh, mômen uốn do lực trượt ngang Y (đó là lực ly tâm khi ôtô quay vònghoặc di chuyển trên đường nghiên …). Hình I.2. Các chi tiết trong vỏ dầm cầu. Để tăng cường độ cứng vững nơi đặt bộ truyền lực chính – vi sai có gia cố bằngcác gân ở bên trong và bên ngoài vỏ. Ngoài ra, để gia cường độ cứng điểm tựa củabánh răng thứ cấp - bộ truyền lực chính – bằng cách đặt ổ tựa trực tiếp trong vỏ cầu. Trong vỏ cầu có đặt đệm chắn dầu để giữ không cho dầu chảy từ phần vỏ c ủabộ truyền lực chính sang vỏ nửa trục. Một đệm được lắp ngay trong đầu vỏ cầu nơiđặt bánh xe để chắn mở của ổ bi bánh xe. Đệm chắn dầu có thể có các lò xo ép và rãnhgiữ cho đệm không bị lệch khi lắp vào nửa trục. Theo kết cấu vỏ cầu ôtô có hai loại: vỏ cầu liền và vỏ cầu ghép (rời) (c ầu ghépcó thể tháo rời ra được theo mặt phẳng đứng hoăc mặt phẳng ngang hay theo cả haimặt phẳng). Hình I.3. Các chi tiết cấu tạo vỏ dầm cầu. I.2.2. Tính bền cho vỏ cầu sau a. Sơ đồ vỏ cầu sau Trên hình I.4 thể hiện kết cấu của nửa bên trái trên mặt chiếu bằng và trình bàysơ đồ lực tác dụng lên vỏ cầu sau của ôtô có công thức 4x2 trên mặt phẳng ngang (hìnhI.5), khi nó di chuyển trên đoạn đường vòng có tâm quay vòng nằm bên phải. Trên hình có bánh xe (1) được lắp phía đầu trục, bên trong bánh xe lắp đặt cơ cấuphanh thể hiện bằng đĩa phanh (2), để giảm bớt sự va đập từ mặt đ ường lên bánh xe,vỏ cầu lắp nhíp (3) làm nhiệm vụ đàn hồi và để di chuyển cần có thêm đòn liên kết(4). Hình I.4. Kết cấu bên ngoài của nửa vỏ cầu bên trái. Khi bánh xe được phanh – tức tác động vào đĩa phanh (2) - mômen phanh (M P) sẽtruyền lên vỏ cầu, làm cho: - Đoạn giữa vỏ cầu, từ đĩa phanh và nhíp sẽ chịu xoắn (nếu nhíp vừa làm nhiệmvụ đàn hồi vừa truyền lực dọc lên khung); - Đoạn giữa vỏ cầu, từ đĩa phanh và đòn liên kết 4 (mặt cắt N-N) sẽ chịu xoắn,(nếu nhíp chỉ làm nhiệm vụ đàn hồi còn đòn liên kết 4 truyền lực dọc lên khung). b. Lực tác dụng lên dầm cầu Hình I.5. Sơ đồ lực trên vỏ cầu. Trên hình I.5. thể hiện kích thước, vị trí và lực tác dụng lên vỏ cầu, trong đó: G - Trọng lượng của phần được treo của ôtô; Y - Lực quán tính ly tâm, tại trọng tâm ôtô khi quay vòng; j X 2i - Lực kéo hay phanh tại điểm tiếp xúc của các bánh xe chủ động của vỏ cầu phía sau với mặt đường; Y T , Y 2 - Lực trượt ngang được phân bố tại điểm tiếp xúc giữa P 2 bộ nhíp với vỏ cầu bên trái hay bên phải; PT PP Y 2 , Y 2 - Phản lực trượt ngang tác dụng tại điểm tiếp xúc của bánh xe bên trái hay bên phải với mặt đường; Z T , Z 2 - Phản lực thẳng đứng tác dụng từ mặt đất, tại điểm P 2 ...