Danh mục

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP

Số trang: 50      Loại file: pdf      Dung lượng: 584.68 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (50 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI GIAO TIẾP 1.1.1. Khái niệm giao tiếp Ngạn ngữ Latinh có câu: “Người nào sống được một mình hoặc là Thánh nhân, hoặc là Quỉ sứ”. Phàm đã là người thì ai cũng phải sống trong một xã hội nhất định, sinh hoạt trong những nhóm người, tập thể và những cộng đồng người khác nhau. Trong quá trình sống và làm việc chung với mọi người, con người có rất nhiều nhu cầu cần được thỏa mãn, trong đó có các nhu cầu tâm lý xã hội, như: trao đổi thông tin, trao đổi kinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP Phạm Anh Tuấn – Bm Cơ sở kinh tế và quản lý Chương 1 TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP 1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI GIAO TIẾP 1.1.1. Khái niệm giao tiếp Ngạn ngữ Latinh có câu: “Người nào sống được một mình hoặc là Thánh nhân, hoặc là Quỉ sứ”. Phàm đã là người thì ai cũng phải sống trong một xã hội nhất định, sinh hoạt trong những nhóm người, tập thể và những cộng đồng người khác nhau. Trong quá trình sống và làm việc chung với mọi người, con người có rất nhiều nhu cầu cần được thỏa mãn, trong đó có các nhu cầu tâm lý xã hội, như: trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm với mọi người xung quanh; chia sẻ những tâm tư, tình cảm, niềm vui, nỗi buồn với người khác; hợp tác, giúp đỡ mọi người xung quanh và mong được mọi người giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn, hoạn nạn,… Tất cả những nhu cầu tâm lý xã hội đó chỉ có thể thỏa mãn thông qua giao tiếp. Giao tiếp là một hoạt động cơ bản, một nhu cầu không thể thiếu của con người. Để tồn tại và phát triển, hàng ngày, hàng giờ, con người luôn thực hiện việc giao tiếp. Đặc biệt là các nhà quản trị, dù ở cấp thấp hay cấp cao, ở bất cứ bộ phận nào: kinh doanh, bán hàng, marketing hay quản trị nhân sự, kế toán, tài chính, kỹ thuật, sản xuất, công nghệ thông tin, dù ở doanh nghiệp lớn hay nhỏ,… họ luôn phải tiến hành việc giao tiếp, giao tiếp với cấp trên, giao tiếp với cấp dưới, với đồng nghiệp, với khách hàng,… Nhà quản trị chỉ có thể làm việc hiệu quả một khi có khả năng giao tiếp tốt. Vậy giao tiếp là gì? Trả lời câu hỏi này, trong cuộc sống đời thường, sẽ nhận được những câu trả lời ngắn gọn, cụ thể, như: - Giao tiếp là sự trao đổi thông tin. - Giao tiếp là việc chuyển tải ý tưởng từ người này sang người khác. 1 Phạm Anh Tuấn – Bm Cơ sở kinh tế và quản lý - Giao tiếp là việc nói với người khác một điều gì đó. - Giao tiếp là việc chia sẻ thông tin và tạo dựng những mối quan hệ. - Giao tiếp là giới thiệu mình với người khác. - Giao tiếp là việc hướng dẫn người khác làm một việc gì đó,… Điều khá thú vị là có tới 80% thành viên các lớp Giám đốc điều hành (CEO), lớp Cao học tại chức (học viên là các cán bộ đương chức) đưa ra câu trả lời “Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin”. Như vậy, ở những cương vị khác nhau, người ta có thể đưa ra những câu trả lời rất khác nhau đối với câu hỏi: “Giao tiếp là gì?”. Để trả lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đứng trên góc độ chuyên môn của mình cũng đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau. Có thể chia tập hợp các khái niệm giao tiếp thành hai nhóm lớn: Nhóm các nhà nghiên cứu: TS. Thái Trí Dũng, TS. Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Phương Trung, thống nhất với quan điểm: Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người, hoặc giữa người với các yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Giao tiếp bao hàm hàng loạt yếu tố, như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác. Tương ứng với các yếu tố trên thì giao tiếp có ba khía cạnh chính: giao lưu, tác động qua lại và tri giác (Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh, TS. Thái Trí Dũng, tr. 7,8). Hay tác giả Tôn Khánh Hòa viết một cách ngắn gọn hơn: “Giao tiếp là sự biểu hiện các mối quan hệ xã hội mà mọi người đều phải tham gia”. Dựa theo cuốn Business Communications của các tác giả William C.Himstreet và Wayne Murlin Baty, TS. Vũ Thị Phượng và Dương Quang Huy cho rằng: 2 Phạm Anh Tuấn – Bm Cơ sở kinh tế và quản lý Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa các cá nhân thông qua một hệ thống bao gồm các ký hiệu, các dấu hiệu và hành vi. Giao tiếp cũng có thể hiểu là các hình thức biểu lộ tình cảm, trò chuyện, diễn thuyết, trao đổi thư tín, thông tin. Như vậy, giao tiếp là xây dựng một bản thông điệp, gửi nó đi với hy vọng người nhận sẽ hiểu được nội dung của bản thông điệp đó. (Giao tiếp trong kinh doanh, TS. Vũ Thị Phượng, Dương Quang Huy, tr. 9). Các tác giả Phan Thanh Lâm, Nguyễn Thị Hòa Bình, trên cơ sở tổng hợp quan điểm của nhiều tác giả nước ngoài, cũng cho rằng: Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin. Còn các tác giả của bộ sách “Học để thành công – học để giàu” của Chương trình Phát triển Kinh tế Tư nhân (MPDF) thì viết một cách đầy đủ hơn: Giao tiếp là việc trao đổi thông tin giữa con người và thường dẫn tới hành động. Ngoài ra, còn rất nhiều định nghĩa khác về giao tiếp, mỗi định nghĩa đều có những ưu nhược điểm riêng của nó. Trên cơ sở những nghiên cứu và quá trình giảng dạy về giao tiếp, chúng tôi xin đưa ra định nghĩa: Giao tiếp là hành vi và quá trình, trong đó con người tiến hành trao đổi thông tin với nhau, nhận thức, đánh giá về nhau, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. (Giao tiếp trong kinh doanh và cuộc sống, PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân, T ...

Tài liệu được xem nhiều: