Danh mục

Chương 2: Bộ truyền xích

Số trang: 14      Loại file: doc      Dung lượng: 320.50 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:Phân biệt được các loại bộ truyền xích.Trình bày được ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của bộ truyền.Liệt kê được các thông số hình học và động học của bộ truyền xích.Giải thích được nguyên nhân của sự tuột xích.Tra bảng và chọn được số liệu phù hợp. Dựa vào trình tự tính toán được bộ truyền xích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 2: Bộ truyền xíchChương 2: Bộ truyền xíchChương 2: (2 tiết) BỘ TRUYỀN XÍCH MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng: - Phân biệt được các loại bộ truyền xích. - Trình bày được ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của bộ truyền. - Liệt kê được các thông số hình học và động học của bộ truyền xích. - Giải thích được nguyên nhân của sự tuột xích. - Tra bảng và chọn được số liệu phù hợp. - Dựa vào trình tự tính toán được bộ truyền xích. NỘI DUNG:I. Đại cương 1. Cấu tạo 2. Phân loại 3. Vật liệu trong bộ truyền xích 4. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của bộ truyền xíchII. Kết cấu xích truyền động 1. Xích con lăn 2. Xích ống 3. Xích răng 4. Đĩa xíchIII. Thông số hình học và động học của bộ truyền xích 1. Bước xích 2. Số răng đĩa xích 3. Khoảng cách trục A và số mắt xích X 4. Vận tốc và tỷ số truyềnIV. Lực tác dụng của trục lên bộ truyềnV5. Tính toán bộ truyền xích Câu hỏi ôn tậpNHỮNG LƯU Ý VỀ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP:1. Những khái niệm và định nghĩa cần lướt qua nhanh, vì sinh viên phải có giáotrình để học. Tập trung giải thích các thông số và vận dụng các công thức đểtính toán. Giải một bài tập mẫu cho sinh viên. Hướng dẫn sinh viên cách trabảng số liệu.2. Sinh viên phải đọc trước các nội dung trước khi đến lớp. Liên hệ thực tiễnvà chú ý giải các bài tập trong giáo trình. Đọc thêm các tài liệu tham khảo.Giáo trình Chi tiết máy 13Chương 2: Bộ truyền xíchI. ĐẠI CƯƠNG 1. Cấu tạo Bộ truyền xích thường dùng truyền chuyển động giữa hai trục song songvới nhau và cách xa nhau (Hình 2.1), hoặc truyền chuyển động từ một trục dẫnđến nhiều trục bị dẫn (Hình 2.2). A Hình 2.1: Bộ truyền xích Hình 2.2: Truyền động tới nhiều trục bị dẫn Bộ truyền xích có 3 bộ phận chính: - Đĩa xích dẫn 1, có đường kính tính toán là d 1, lắp trên trục I, quay vớisố vòng quay n1, công suất truyền động N1, mô men xoắn trên trục M1. Đĩa xíchcó răng tương tự như bánh răng. Trong quá trình truyền động, răng đĩa xích ănkhớp với các mắt xích, tương tự như bánh răng ăn khớp với thanh răng. - Đĩa xích bị dẫn 2, có đường kính d2, được lắp trên trục bị dẫn II, quayvới số vòng quay n2, công suất truyền động N2, mô men xoắn trên trục M2. - Dây xích 3 là khâu trung gian, mắc vòng qua hai đĩa xích. Dây xích gồmnhiều mắt xích được nối với nhau. Các mắt xích xoay quanh khớp bản lề, khivào ăn khớp với răng đĩa xích. Nguyên lý làm việc của bộ truyền xích: dây xích ăn khớp với răng đĩaxích gần giống như thanh răng ăn khớp với bánh răng. Đĩa xích dẫn quay, răngcủa đĩa xích đẩy các mắt xích chuyển động theo. Dây xích chuyển động, cácmắt xích đẩy răng của đĩa xích bị dẫn chuyển động, đĩa xích 2 quay. Như vậy chuyển động đã được truyền từ bánh dẫn sang bánh bị dẫn nhờsự ăn khớp của răng đĩa xích với các mắt xích. Truyền động bằng ăn khớp, nêntrong bộ truyền xích hầu như không có hiện tượng trượt. Vận tốc trung bìnhcủa bánh bị dẫn và tỷ số truyền trung bình của bộ truyền xích không thay đổi. 2. Phân loại - Theo công dụng ta có: Xích kéo, Xích tải, Xích truyền động, . . . - Theo số dãy ta có: Xích một dãy, Xích nhiều dãy, . . . - Theo cấu tạo của dây xích ta có: Xích ống con lăn, Xích ống, Xích răng. 3. Vật liệu dùng trong bộ truyền xích a) Vật liệu xích: - Má xích con lăn làm từ thép cacbon trung bình hoặc thép hợp kim: C45,C50, 40Cr, 40CrNi3A và tôi đạt độ cứng 40 ÷ 50 HRC. - Má xích răng được làm từ thép C50.Giáo trình Chi tiết máy 14Chương 2: Bộ truyền xích - Các chi tiết như ống, con lăn, . . . làm từ thép C15, C20, 15CrNi3,20CrNi3A, thấm cacbon và tôi đạt độ cứng 55 ÷ 65 HRC. b) Vật liệu đĩa xích: - Đối với đĩa xích chịu tải trọng nhỏ và không va đập, tốc độ thấp (đến3m/s) có thể dùng gang xám GX15-32 rồi tôi, hoặc gang xám có độ bền cao hơn.Nếu làm việc với tốc độ lớn hơn thì nên dùng thép cacbon kết cấu, nhiệt luyệnmặt răng đạt độ cứng 40-50 HRC hoặc dùng gang cải tiến. - Đĩa xích nhỏ (đĩa dẫn) chịu tải trọng va đập và tốc độ cao được chếtạo bằng thép hợp kim 40Cr, 40CrNi và nhiệt luyện đạt độ cứng 50 - 53 HRC. - Đĩa xích có đường kính trên 200mm nên chế tạo ghép: vành ngoài bằngthép, thân đĩa bằng gang. 4. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của bộ truyền xích: * Ưu điểm: - Có thể truyền chuyển động giữa các trục xa nhau (Amax = 8m). - So với truyền động đai, truyền động xích làm việc không có sự trượt,do đó tỉ số truyền không đổi, hiệu suất khá cao (0,96-0,98), kích thước bộtruyền nhỏ g ...

Tài liệu được xem nhiều: