Danh mục

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Số trang: 40      Loại file: pdf      Dung lượng: 543.39 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi đọc chương này người đọc có thể :- Hiểu tổng quát về quản trị+ Khái niệm và vai trò của quản trị+ Quản trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật+ Các chức năng quản trị- Kế hoạch hóa+ Khái niệm, vai trò và nội dung công tác kế hoạch hóa+ Phân loại kế hoạch, các bước lập kế hoạch
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆPCHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆPI. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ 1. Khái niệm và vai trò của quản trị 2. Quản trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật 3. Các chức năng quản trịII. KẾ HOẠCH 1. Khái niệm. 2. Tầm quan trọng của kế hoạch 3. Phân loại kế hoạch 4. Các bước lập kế hoạch chiến lượcIII. TỔ CHỨC 1. Khái niệm 2. Một số cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp: 3. Phân chia quyền lực trong tổ chứcIV. LÃNH ĐẠO 1. Khái niệm 2. Vai trò của lãnh đạoV. KIỂM TRA 1. Khái niệm. 2. Nội dung công tác kiểm tra và các dạng kiểm tra.VI. PHÂN CẤP TRONG QUẢN TRỊ 1. Theo cấp quản trị kinh doanh. 2. Quản trị theo chức năng trong doanh nghiệpVII. CÁC KỸ NĂNG QUẢN TRỊ 1. Kỹ năng kỹ thuật 2. Kỹ năng về nhân sự 3. Kỹ năng tư duyVIII. VAI TRÒ NHÀ QUẢN TRỊ. 1. Nhóm vai trò quan hệ với con người 2. Nhóm vai trò thông tin. 3. Nhóm vai trò quyết định.IX. CÁC LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ. 1. Lý thuyết quản trị cổ điển 2. Nhóm lý thuyết hành vi - tâm lý xã hội trong quản trị kinh doanh. 3. Lý thuyết định lượng trong quản trị. 4. Lý thuyết quản trị hiện đại.X. QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ. 1. Khái niệm 2. Các kiểu ra quyết định. 3. Tiến trình ra quyết định.CÂU HỎI ÔN TẬP Sau khi đọc chương này người đọc có thể : - Hiểu tổng quát về quản trị + Khái niệm và vai trò của quản trị + Quản trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật + Các chức năng quản trị - Kế hoạch hóa + Khái niệm, vai trò và nội dung công tác kế hoạch hóa + Phân loại kế hoạch, các bước lập kế hoạch - Tổ chức + Khái niệm, nguyên tắc và nội dung của công tác tổ chức + Một số mô hình cơ cấu tổ chức quản lý: trực tuyến, chức năng, trực tuyến – chức năng, ma trận - Lãnh đạo + Khái niệm, vai trò của chức năng lãnh đạo + Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người và quan tâm đến con người - Chức năng kiểm tra + Khái niệm, sự cần thiết của công tác kiểm tra + Nội dung công tác kiểm tra và các dạng kiểm tra. - Các kỹ năng cần thiết của quản trị, vai trò của nhà quản trị, trên cơ sở đó thảoluận về những tiêu chuẩn, đức tính của nhà quản trị ngày nay. - Hiểu và thảo luận về sự phát triển của các lý thuyết quản trị. - Nắm được quá trình giải quyết vấn đề và tiến trình ra quyết định quản trị.I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TOP 1. Khái niệm và vai trò của quản trị 1.1 Khái niệm Quản trị là quá trình thực hiện các tác động của chủ thể quản lý lên đối tượngquản lý để phối hợp hoạt động của các cá nhân và tập thể nhằm đạt các mục tiêu đã đề racủa tổ chức. Quản trị là quá trình làm việc với người khác và thông qua người khác để thựchiện các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn biến động. Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm người đề thực hiện nhữngmục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách cá nhân riêng lẻ, thì quản trị đã trở thànhmột yếu tố cần thiết để đảm bảo phối hợp các hoạt động của các cá nhân. Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra họat động của cácthành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đến sự thành công trong cácmục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Từ khái niệm này giúp chúng ta nhận ra rằng, quản trịlà một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức.Đó là quá trình nhằm tạo nên sức mạnh gắn liền các vấn đề lại với nhau trong tổ chức vàthúc đẩy các vấn đề chuyển động. Mục tiêu của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư tức tìmra phương thức thích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phícác nguồn lực ít nhất. Nói chung, quản trị là một hình thức phức tạp mà các nhà quản trị kinh doanhphải quản trị từ khâu đầu đến khâu cuối của một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, thực chất của quản trị kinh doanh là quản trị các yếu tố đầu vào, quá trình sảnxuất kinh doanh các yếu tố đầu ra theo quá trình hoạt động.- Theo quá trình quản trị kinh doanh: công tác quản trị trong doanh nghiệp là quá trìnhlập kế họach, tổ chức phối hợp và điều chỉnh các hoạt động của các thành viên , các bộphận và các chức năng trong doanh nghiệp nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để đạtđược các mục tiêu đã đặt ra của tổ chức. - Theo quan điểm hệ thống quản trị: quản trị còn là việc thực hành những hoạt độngtrong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục. Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tạitrong một hệ thống bao gồm các khâu, các phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khítvới nhau, tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển. 1.2 Nhà quản trị và nhiệm vụ chủ yếu của nhà quản trị trong doanh nghiệp. - Nhà quản trị trong doanh nghiệp. Các nhà quản trị là những người thực hiện các hoạt động để quản trị một doanhnghiệp, một bộ phận trong một doanh nghiệp (phòng, ban, phân xưởng, ngành, tổ, đội,nhóm), có trách nhiệm tiến hành các hoạt động, các chức năng quản trị làm cho doanhnghiệp cũng như cho mọi thành viên trong đó hướng vào việc đạt được các mục tiêu đãđề ra. Các chức danh quản trị được đặt ra tương ứng với các cấp quản trị, thường bao gồmcác chức danh: tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, các trưởngphó các phòng ban, quản đốc, phó quản đốc các phân xưởng, bộ phận trưởng ngành trongcác phân xưởng, các đội trưởng, nhóm trưởng, tổ trưởng... - Nhiệm vụ chủ yếu của nhà quản trị doanh nghiệp. Mục tiêu của quản trị doanh nghiệp là đảm bảo sự bền vững và đạt lợi nhuận caotrong hoạt động kinh doanh, như vậy nhiệm vụ then chốt của nhà quản trị trong bất kỳdoanh nghiệp n ...

Tài liệu được xem nhiều: