Danh mục

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Số trang: 7      Loại file: doc      Dung lượng: 102.00 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp xác định và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế cụ thể. Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong một doanh nghiệp kế toán phải lập chứng từ theo đúng qui định trong chế độ chứng từ kế toán. Nếu căn cứ vào việc thực hiện ghi chép vào chứng từ kế toán và địa điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế thì phương pháp chứng từ có thể phát biểu như sau: ” Là một phương pháp kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN (NLKT) Chuong 2: Phuong phap chung tu ke toan Chương 2: PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN I.Ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán: 1. Khái niệm phương pháp chứng từ kế toán : 1.1. Khái niệm: Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp xác định và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế cụ thể.  Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong một doanh nghiệp kế toán phải lập chứng từ theo đúng qui định  trong chế độ chứng từ kế toán. Nếu căn cứ vào việc thực hiện ghi chép vào chứng từ kế toán và địa điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế thì phương  pháp chứng từ có thể phát biểu như sau: ” Là một phương pháp kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành bằng  giấy tờ theo mẫu qui định, theo thời gian và điạ điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để làm cơ sở pháp lý cho việc  ghi sổ kế toán ” 1.2.Tác dụng của phương pháp chứng từ kế toán: ­ Làm căn cứ thiết lập chúng từ theo đúng qui định của từng loại nghiệp vụ kinh tế ­ Có tác dụng quan trọng về mặt lãnh đạo và quản lý các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong doanh  nghiệp ­ Có tác dụng trong việc kiểm tra và giám đốc các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp ­ Có tác dụng trong việc đấu tranh bảo vệ tài sản, thể hiện được tính pháp lý trong thiết lập các chứng từ. 2. Ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán: ­ Là một phương pháp của kế toán, chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã hoàn thành. ­ Phương pháp chứng từ thực hiện kiểm tra và giám đốc nghiệp vụ kinh tế tài chính xảy ra trong doanh nghiệp  một cách thường xuyên liên tục, nó là giai đoạn đầu tiên của công tác kế toán. ­ Nhờ có phương pháp chứng từ mà các nghiệp vụ kinh tế xảy ra ở những thời điểm khác nhau đều được tập hợp  thành một hệ thống chung thể hiện tính khoa học trên sổ sách của kế toán. ­ Phương pháp chứng từ ngoài ý nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa lớn về công tác quản lý trong doanh nghiệp, sử  dụng phương pháp chứng từ lãnh đạo có thể ban hành các mệnh lệnh đến các bộ phận hoặc cá nhân thi hành  kịp thời. II. Các loại chứng từ kế toán: 1.Khái niệm và ý nghĩa của chứng từ kế toán: 1.1.Khái niệm về chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và đã hoàn  thành, nó là cơ sở để ghi chép vào sổ sách kế toán. 1.2.Ý nghĩa của chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán có ý nghĩa rất lớn trong công tác lãnh đạo kinh tế cũng như trong công tác kiểm tra và phân  tích hoạt động kinh tế. Thông qua chứng từ thực hiện được việc đấu tranh bảo vệ tài sản trong doanh nghiệp. Chứng từ thể hiện tính pháp lý của việc thành lập các chứng từ kế toán theo đúng qui định của nhà nước, đảm  bảo được tính pháp lý của số liệu trên chứng từ kế toán. Chứng từ thể hiện tính tuân thủ về nghiệp vụ của đơn vị, phục vụ cho thông tin kinh tế. Là cơ sở ghi chép vào sổ  sách kế toán. 2.Các loại chứng từ kế toán: Căn cứ vào tính chất pháp lý của chứng từ kế toán thì chứng từ kế toán được phân chia thành hai loại: Thứ nhất: Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc: Là hệ thống chứng từ phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc có yêu cầu quản lý chặt chẽ mang  tính chất phổ biến rộng rãi. Đối với loại chứng từ nầy Nhà nước tiêu chuẩn hóa về: biểu mẫu, chỉ tiêu phản ánh,  phương pháp lập và áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Như: Bảng  chấm công, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho … Thứ hai: Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn: Chứng từ kế toán có tính chất hướng dẫn chủ yếu là những chứng từ kế toán sử dụng trong nội bộ của đơn vị.  Nhà nước chỉ hướng dẫn các chỉ tiêu đặc trưng để các ngành, các thành phần kinh tế dựa trên cơ sở hướng dẫn  đó vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Các ngành – các thành phần kinh tế tùy theo từng lĩnh vực hoạt động  có thể thêm – bớt một số chỉ tiêu đặc thù hoặc thay đổi kết cấu của biểu mẫu và nội dung phản ánh nhưng phải  đảm bảo những yếu tố cơ bản của chứng từ. Để thuận tiện trong việc sử dụng từng loại chứng từ cụ thể cũng như phân biệt giữa chứng từ loại nầy với loại  khác. Chứng từ kế toán được phân loại chủ yếu theo bốn cách sau: 2.1.Phân loại chứng từ theo công dụng: Bao gồm các loại: Chứng từ mệnh lệnh, chứng từ chấp hành, chứng từ thủ tục và chứng từ liên hợp. Chứng từ mệnh lệnh: Là những chứng từ có tính chất mệnh lệnh, chỉ thị của nhà quản lý đến các bộ phận hoặc cá nhân có liên quan  thi hành như: Lệnh chi tiền, lệnh nhập kho, lệnh xuất kho.. . . Chứng từ mệnh lệnh chứng minh nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh  nhưng chưa hoàn thành vì vậy nó chưa phải là cơ sở để ghi vào sổ sách kế toán. Chứng từ chấp hành: Là những chứng từ chứng minh chứng từ mệnh lệnh đã được thi hành tức là nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được  thực hiện như: Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho.... Chứng từ chấp hành đính kèm theo chứng từ mệnh lệnh là  cơ sở để kế toán ghi vào sổ sách. Chứng từ thủ tục: Là chứng từ tổng ...

Tài liệu được xem nhiều: