Danh mục

CHƯƠNG 3: ĐẢM BẢO VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (Phần 1)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 164.44 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

I.-ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TOP 1.1. Khái niệmTheo ISO 9000 thì “Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể sẽ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng” Đảm bảo chất lượng nhằm cả hai mục đích : trong nội bộ tổ chức nhằm tạo lòng tin cho lãnh đạo và đối với bên ngoài nhằm tạo lòng tin cho khách hàng và những người...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG 3: ĐẢM BẢO VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (Phần 1) CHƯƠNG 3: ĐẢM BẢO VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (Phần 1) I.-ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TOP1.1. Khái niệm Theo ISO 9000 thì “Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạchvà hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủmức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể sẽ đáp ứng các yêu cầuvề chất lượng” Đảm bảo chất lượng nhằm cả hai mục đích : trong nội bộ tổ chứcnhằm tạo lòng tin cho lãnh đạo và đối với bên ngoài nhằm tạo lòng tin cho kháchhàng và những người khác có liên quan. Nếu những yêu cầu về chất lượng khôngphản ánh đầy đủ những nhu cầu của người tiêu dùng thì sản phẩm sẽ không tạodựng được lòng tin thỏa đáng nơi người tiêu dùng. Khi xem xét vấn đề đảm bảochất lượng cần chú ý : (1).-Đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng không cónghĩa là chỉ đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu của các tiêu chuẩn (quốc gia hay quốctế) bởi vì trong sản xuất kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp không có quyền vàkhông thể đưa ra thị trường các sản phẩm không đạt yêu cầu của các tiêu chuẩnchất lượng sản phẩm cụ thể . Nhưng như thế cũng chỉ mới đáp ứng được các yêucầu mang tính pháp lý chứ chưa thể nói đến việc kinh doanh có hiệu quả được. (2).-Đối với việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cũng tương tự, toànbộ sản phẩm xuất sang nước khác phải đáp ứng được yêu cầu của người đặt hàngnước ngoài. (3).-Những nhà lãnh đạo cấp cao phải ý thức được tầm quan trọngcủa đảm bảo chất lượng và phải đảm bảo cho tất cả mọi người trong tổ chức thamgia tích cực vào hoạt động đó và cần thiết phải gắn quyền lợi của mọi người vàohiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. 1.2. Các nguyên tắc cần phải tuân thủ để đảm bảo chất lượng: 1.2.1.-Chấp nhận việc tiếp cận từ đầu với khách hàng và nắm chắc yêu cầucủa họ. Phải nhận dạng một cách rõ ràng điều gì khách hàng yêu cầu và loại đảmbảo mà họ đòi hỏi. Khách hàng nhiều khi chỉ nêu yêu cầu một cách mơ hồ, hoặcchỉ thể hiện một ước muốn được thỏa mãn nhu cầu từ sản phẩm hoặc dịch vụ nàođó. Các nhà sản xuất cùng với bộ phận Marketing của họ phải làm sao nắm bắtđược một cách rõ ràng, cụ thể những đòi hỏi của khách hàng và từ đó cụ thể hóachúng thành những đặc trưng của sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp dự địnhcung cấp cho khách hàng. Ngày nay, người ta không thể nào làm theo kiểu cũ làcứ sản xuất rồi sau đó sẽ tìm cách làm cho khách hàng vừa lòng với sản phẩmhoặc dịch vụ của mình sau. 1.2.2.-Khách hàng là trên hết. Triết lý nầy phải được mọi người trong doanh nghiệp chấp nhậnvà cùng nhau nổ lực hết sức mình để thực hiện nó. Điều nầy có nghĩa là mọi nhânviên, bao gồm cả bộ phận bán hàng và hậu mãi, cũng như các nhà cung cấp củadoanh nghiệp và các hệ thống phân phối đều có trách nhiệm đối với chất lượng.Việc đảm bảo chất lượng chỉ có thể thành công nếu mọi người cùng nhau tích cựcthực hiện nó. Toàn bộ công ty, thông qua các tổ nhóm chất lượng, phải cùng nhauphối hợp công tác thật ăn ý tất cả vì mục tiêu đảm bảo chất lượng của doanhnghiệp. 1.2.3.-Cải tiến liên tục chất lượng bằng cách thực hiện vòng tròn Deming(PDCA). Yêu cầu và mong đợi của khách hàng thay đổi không ngừng và có xu thếtăng lên dần, do đó, cho dù doanh nghiệp thực hành triết lý khách hàng trên hết, cócác biện pháp nghiên cứu thị trường phù hợp, tổ chức thiết kế sản phẩm có chấtlượng và thực hiện đảm bảo chất lượng cũng không hoàn thiện một cách hoàntoàn. Chính vì thế, doanh nghiệp phải cải tiến chất lượng liên tục để có thể lúc nàocũng thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách đầy đủ nhất. Việc áp dụng liên tục,không ngừng vòng tròn Deming sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến chất lượng sảnphẩm liên tục theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn chất lượng sản phẩm . 1.2.4.-Nhà sản xuất và nhà phân phối có trách nhiệm đảm bảo chất lượng. Khi một doanh nghiệp đưa sản phẩm hoặc dịch vụ vào tiêu thụtrong thị trường, họ phải chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của các sản phẩmcủa họ làm ra. 1.2.5.-Quá trình kế tiếp chính là khách hàng của quá trình trước. Trong phạm vi nhà máy, doanh nghiệp, chúng ta phải triệt để thựchiện triết lý trên, vì khi ta quan niệm và chấp nhận công đoạn kế tiếp chính làkhách hàng của mình thì trách nhiệm đảm bảo chất lượng phải được thực thi mộtcách nghiêm túc. Đến lượt công đoạn sau từ địa vị khách hàng trở thành nhà cungứng cho công đoạn kế tiếp họ cũng sẽ thực hiện nguyên lý giao cho khách hàngsản phẩm có chất lượng tốt nhất và cứ thế, mọi chi tiết, mọi cơ phận của sản phẩmhoàn chỉnh sẽ không có khuyết tật và sản phẩm cuối cùng cũng sẽ là sản phẩmkhông có khuyết tật. Đảm bảo chất lượng b ...

Tài liệu được xem nhiều: