Danh mục

Chương 3: Sự phát triển của tâm lý, ý thức

Số trang: 13      Loại file: doc      Dung lượng: 120.00 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vận dụng các tri thức để rèn luyện khả năng chú ý, nâng cao các thuộc tính chú ý. Đồng thời có ý hướng sử dụng các loại chú ý một cách phù hợp và có lợi nhất trong các tình huống hành vi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 3: Sự phát triển của tâm lý, ý thức ài giảng Tâm lý học CHƯƠNG 3 – SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ, Ý THỨC 1. Giảng viên: Đinh Thị Thu Phương GV khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế 2. Số tiết: 4 tiết 3. Mục đích, yêu cầu Sau phần học này sinh viên cần nắm được các vấn đề sau: a. Tri thức - Nắm được sự nảy sinh và phát triển tâm lý về phương diện loài người và cá thể - Khái niệm ý thức, cấu trúc, thuộc tính và các cấp độ của ý thức. - Khái niệm chú ý, các loại chú ý và thuộc tính của nó. b. Kỹ năng - Vận dụng các tri thức để rèn luyện khả năng chú ý, nâng cao các thuộc tính chú ý. Đồng thời có ý hướng sử dụng các loại chú ý một cách phù hợp và có lợi nhất trong các tình huống hành vi. - Vận dụng tri thức đã học để giải thích các hiện tượng con người không nhận thức, điều khiển được hành vi của mình, lý giải các hiện tượng vô thức. c. Thái độ - Có sự nhìn nhận và thể hiện ý thức một cách đúng đắn. Luôn dùng ý thức điều khiển hành vi cá nhân, biết kiềm chế bản năng trong các trường hợp cần thiết. - Coi trọng việc rèn luyện chú ý, nâng cao khả năng chú ý cho bản thân. - Nâng cao khả năng tự ý thức và ý thức tập thể cho sinh viên. 4. Tóm tắt nội dung chương III Đây là chương trình bày về sự hình thành và phát triển của tâm lý và hình thức phản ánh tâm lý cao nhất - ý thức. Sự phát triển tâm lý của sinh giới được nhìn nhận từ hai phương diện: phương diện loài người và phương diện cá thể, tức xét từ lúc sự sống xuất hiện đến khi có con người và xét trong phạm vi phát triển của một cá nhân từ lúc lọt lòng đến khi chết đi. Trong chương này nội dung trọng tâm là vấn đề ý thức, các thuộc tính và các cấp độ của nó. Trong đó cần lưu tâm đến chú ý- điều kiện của hoạt động có ý thức. Nếu không có chú ý thì ý thức không có điều kiện bộc lộ, việc làm cho sinh viên nhận thức và có phương hướng rèn luyện kỹ năng chú ý là một trong những mục tiêu của chương này. 5. Phương pháp dạy học - Thuyết trình nêu vấn đề - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp trực quan - Thảo luận - Sinh viên thực hành với sách - Seminar 6. Phương tiện dạy học và tài liệu tham khảo - Tranh ảnh minh họa - Giáo án và tài liệu tham khảo 1. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1980), Nhập môn tâm lý học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 2. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1988), Tâm lý học, Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 3. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1997), Tâm lý học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 4. Đỗ Long (chủ biên) (1999), Yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong sự phát triển tâm lý người, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Trần Trọng Thủy (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lý, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 6. Trần Trọng Thủy (chủ biên) (1993), Ngô Công Hoàn, Bùi Văn Huệ, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Quang Uẩn, Bài tập thực hành tâm lý học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 7. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2003), Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 8. Nguyễn Kim Quý, Nguyễn Xuân Thức (2003), Tình huống tâm lý học, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 9. Tổ nghiên cứu tâm lý học, Cục tuyên huấn - Tổng cục chính trị (1979), Tâm lý học, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 10. Tủ sách Đại học Sư phạm Hà Nội (1970), , Tâm lý học tập I và tập II, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 11. K.K Platônôp (2003), Tâm lý vui, NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. P.M Iacopxon (1977), Đời sống tình cảm của học sinh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. CHƯƠNG 3 – SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ, Ý THỨC A. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ I. Sự nảy sinh và hình thành tâm lý về phương diện loài người 1. Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lý Trong thực tại khách quan có nhiều loại phản ánh: cơ giới, vật lý, hóa học, sinh học và phản ánh xã hội; trong đó phản ánh xã hội có phản ánh tâm lý. Chỉ khi xuất hiện sự phản ánh tâm lý thì mới nảy sinh các hiện tượng tâm lý. Vì vậy, để tìm hiểu sự nảy sinh các hiện tượng tâm lý ta cần xác định sự xuất hiện của các phản ánh tâm lý. Ở sinh vật có 2 hình thức trả lời với tác động của ngoại giới: Tính chịu kích thích: Tất cả các sinh vật đều có tính chịu kích thích, đây là khả năng hoạt động của cơ thể trả lời các tác động ngoại giới có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Ví dụ: Trả lời khi thức ăn chạm vào miệng. Tính cảm ứng: là năng lực trả lời của cơ thể đối với kích thích có ảnh hưởng trực tiếp và cả những kích thích có ảnh hưởng gián tiếp đối với sự sống của cá thể và giống loài. Ví dụ: Ếch bơi tới khi thấy màu hoa của mướp, hoa dâm bụt từ xa. Tính cảm ứng được coi là mầm mống đầu tiên của tâm lý, xuất hiện ở các loại côn trùng cách đây khoảng 600 triệu năm. Từ hiện tượng tâm lý đơn giản nhất ấy dần dần phát triển lên các hiện tượng tâm lý phức tạp hơn. 2. Cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: