Thông tin tài liệu:
Các tác động của con người đến môi trường vùng ven bờ có thể xếp vào 3 loại: • Các tác động vào cấu trúc: bắt nguồn từ việc biến đổi và phá huỷ nơi ở • Các tác động vào quá trình: kết quả của việc tác động chủ động và không chủ động vào các nhân tố vật lý hoá học và sinh học. • Các tác động tiện ích: thay đổi môi trường làm giảm cơ hội hiện tại và tương lai đối với việc sử dụng một vùng thiên nhiên bao gồm cả việc sử dụng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÙNG VEN BỜ Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÙNG VEN BỜCác tác động của con người đến môi trường vùng ven bờ có thể xếp vào 3 loại:• Các tác động vào cấu trúc: bắt nguồn từ việc biến đổi và phá huỷ nơi ở• Các tác động vào quá trình: kết quả của việc tác động chủ động và không chủ động vào các nhân tố vật lý hoá học và sinh học.• Các tác động tiện ích: thay đổi môi trường làm giảm cơ hội hiện tại và tương lai đối với việc sử dụng một vùng thiên nhiên bao gồm cả việc sử dụng mà hiện nay không biết trước. Khai hoang Chất thải Bảo vệ bờ Loại bỏ chất Nông trại, Bảo vệ nhà cửa, thải cảng biển khu công nghiệp Cát và đá xây CON Nghỉ ngơi, Khai thác phong cảnh Phát triển dựng NGƯỜI nơi nghĩ Cấp điện, Cấp nước, chất thải, chống lũ vận chuyển Đập nước Công nghiệp Hình 3.1. Phát triển vùng ven bờ nhìn từ khía cạnh con người Khai hoang Chất thải Bảo vệ bờ Mất nơi cư trú, Mất nơi ở, tăng xói Ô nhiễm tăng việc bảo vệ mòn, ảnh hưởng tới trầm tích Nơi ở mất (rạn Mất nơi ở, thay san hô) gia tăng Khai thác đổi chế độ MÔI áp lực với cộng Phát triển sóng, TRƯỜNG đồng nơi nghĩ Mất nơi ở , thay Ô nhiễm, mất nơi ở, đổi chế độ triều gia tăng nhu cầu bảo vệ Đập nước Công nghiệp Hình 3.1. Phát triển vùng ven bờ nhìn từ khía cạnh môi trường Nhìn chung, các tác động phối hợp đối với vùng ven biển trong các đô thị cũng nhưvùng ven biển nông thôn bao gồm: • Phát triển xây dựng như các bến du thuyền và các đê chắn sóng có thể gây nên sự phá huỷ nơi ở và gia tăng sự xói mòn bờ biển. • Kết hợp ô nhiễm với các loại hình công nghiệp khác nhau • Thay đổi việc sử dụng đất (ví dụ chuyển đổi nông thôn thành thành thị) gây ra sự suy thoái vùng ven bờ và cửa sông và làm xáo trộn hàm lượng muối sulphát trong đất. • Cải tạo đất cho bến cảng, kho hàng và phát triển đô thị gây ra sự mất vùng triều và tài nguyên nước. • Nông nghiệp góp phần vào việc phát tán chất các chất hoá học và chất dinh dưỡng theo dòng nước làm tăng sự lắng đọng trầm tích do đất bị xói mòn. • Du lịch và giải trí dẫn đến việc thay đổi môi trường ven bờ và sử dụng quá mức tài nguyên. I. Đô thị hoá Đô thị hóa là quá trình mở rộng các điểm dân cư đô thị và phổ cập lối sống thànhthị trên lãnh thổ nhằm phát triển mạng lưới đô thị hoàn chỉnh phục vụ mục tiêu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời mở ra những cơ hội đầu tư lớn mạnh về mọi phươngdiện cho các thành phần kinh tế. Các vùng ven biển là nơi sinh sống thuận lợi của con người từ thời tiền sử. Vùngven biển thuận lợi vì một loạt lý do, trong đó có sự điều hoà ảnh hưởng đại dương đếncác điều kiện khí hậu khác nghiệt; gần với vùng đất nông nghiệp màu mỡ, dễ dàng tiếpcận với tài nguyên sinh vật biển và dễ dàng vận chuyển bằng đường thuỷ. Kết quả làkhoảng 70% các thành phố lớn trên thế giới có dân số trên 2,5 triệu dân nằm dọc theo bờbiển. Sự gia tăng dân số vùng ven biển đang vượt quá tốc độ gia tăng dân số toàn cầu dohậu quả của sự di cư ra vùng ven biển. Sự di cư này đặc biệt lớn ở các nước đang pháttriển nơi mà sự chuyển dịch ra các trung tâm đô thị ven biển có liên quan tới sự tìm kiếmviệc làm, giáo dục, y tế và các dịch vụ khác. Bổ sung hình vẽ các thành phố lớn ven biểncó số dân >8 triệu. Đô thị hoá có những tác động sâu sắc đến các nguồn tài nguyên ven biển. Có thể làtừ việc ô nhiễm vùng nước ven bờ do ảnh hưởng của nước chảy tràn bề mặt và nước thải,suy thoái các bãi biển và các môi trường tự nhiên khác do sử dụng không đúng hay quámức; giảm thiểu diện tích các vùng đất cỏ hoang ...