Danh mục

CHƯƠNG 3. THỰC PHẨM VÀ NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC NHAU

Số trang: 51      Loại file: ppt      Dung lượng: 6.18 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dinh dưỡng không hợp lý kể cả thiếu hoặc thừa cũng có thể có hại đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Theo Hofvander và Margaret (1983), tình trạng dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào: Chế độ ăn của người mẹ trong suốt thời kỳ mang thai. Khả năng cung cấp đủ sữa của người mẹ. Chế độ ăn bổ sung có hợp lý. Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và an toàn cho trẻ sơ sinh (Motarjemi và cộng sự, 1983). Nên cho trẻ ăn bổ sung vào tháng thứ 5 trở đi....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG 3. THỰC PHẨM VÀ NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC NHAU CHƯƠNG 3. THỰC PHẨM VÀ NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC NHAU Nội dung chương 3 3.1. Dinh dưỡng cho trẻ em 3.2. Dinh dưỡng cho người lao động 3.3. Dinh dưỡng cho người cao tuổi 3.4. Nhu cầu đối với phụ nữ có thai và cho con bú 3.1. DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM 3.1.1. Dinh dưỡng cho trẻ em dưới 1 tuổi Dinh dưỡng không hợp lý kể cả thiếu hoặc thừa cũng có  thể có hại đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Theo Hofvander và Margaret (1983), tình trạng dinh  dưỡng của trẻ phụ thuộc vào: Chế độ ăn của người mẹ trong suốt thời kỳ mang thai.  Khả năng cung cấp đủ sữa của người mẹ.  Chế độ ăn bổ sung có hợp lý.  Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và an toàn  cho trẻ sơ sinh (Motarjemi và cộng sự, 1983). Nên cho trẻ ăn bổ sung vào tháng thứ 5 tr ở đi.  3.1.1.1. Phương pháp dinh dưỡng đối với trẻ em có đủ sữa mẹ Sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dự  trữ cần thiết cho sự phát triển cơ thể của trẻ em dưới 1 tuổi (Bảng 3.1). Sữa non có chứa rất nhiều kháng thể  (IgA), các tế bào bạch cầu hơn sữa thường. Protein sữa mẹ có nhiều albumin và  globulin thích hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ. Lipid trong sữa mẹ có nhiều acid béo không no, khả  năng thủy phân chất béo của men lipase có trong sữa mẹ mạnh hơn sữa bò từ 15 - 25 lần. Sữa mẹ chứa nhiều men, hormon, kháng thể là  những chất mà sữa bò không có. Sữa mẹ có nhiều VTM A, C, B2 hơn sữa bò. Bú mẹ  giúp trẻ phòng bệnh khô mắt do thiếu VTM A...  Lượng calci, sắt trong sữa mẹ tuy ít, nhưng tỷ lệ hấp thu cao nên bú sữa mẹ trẻ ít bị còi xương và thiếu máu.  S ữa mẹ cần cho sự phát triển của vi khuẩn lactobacillus, vi khuẩn này có tác dụng kìm hãm các vi khuẩn gây bệnh. con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích kinh tế to  Nuôi lớn và tăng tình cảm mẹ con. 3.1.1.2. Cho trẻ ăn thức ăn bổ sung hợp lý trẻ ăn thức ăn bổ sung từ tháng thứ 5 trở đi.  Cho a. Nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung:  Tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng tới đặc.  Chế biến phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo vệ sinh. nhiều bữa, phối hợp nhiều loại thức ăn.  Ăn b. Chế độ ăn bổ sung cho trẻ dưới 1 tuổi: Số bữa ăn bổ sung trong ngày cho trẻ:  5 tháng: Bú mẹ + 1 bữa bột loãng  6 tháng: Bú mẹ + 1 bữa bột đặc  7 – 8 tháng: Bú mẹ + 2 bữa bột đặc  9 – 12 tháng: Bú mẹ + 3 - 4 bữa bột đặc  Khi trẻ tròn 1 tuổi có thể cho ăn cháo nghiền.  c. Các loại thức ăn bổ sung: Một bữa ăn của trẻ cần phối hợp nhiều loại th ức  ăn có trong ô vuông sau: Các loại thức ăn bổ sung Thức ăn cơ bản: Thức ăn giàu protein: - Gạo tẻ, gạo nếp, ngô, - Sữa, trứng, thịt, cá, tôm, khoai... cua - Đường - Đậu tương, lạc... Sữa mẹ Thức ăn giàu vitamin và Thức ăn giàu lipid: chất khoáng: - Dầu, mỡ, bơ - Các loại rau, củ, quả... - Hạt có dầu: vừng, lạc 3.1.2. Dinh dưỡng cho trẻ em trên 1 tuổi 3.1.2.1. Nhu cầu các chất dinh dưỡng a. Nhu cầu carbohydrat Carbohydrat là nguồn năng lượng chính trong khẩu phần của trẻ em.  Nhu cầu: nên từ 10 – 15 g/kg cân nặng/ngày.  Ở trẻ em 13 – 15 tuổi: 16 g/kg cân nặng/ngày.  Năng lượng: ít nhất 50% tổng số năng lượng của khẩu phần.  b. Nhu cầu protein Nhu cầu protein thay đổi theo tuổi, trẻ càng bé nhu cầu protein tính theo  cân nặng càng cao. Theo FAO: nhu cầu protein cho trẻ em từ 1 – 3 tuổi là 4 g/kg cân nặng.  Cần phối hợp giữa protein động vật và thực vật để thỏa mãn đầy đủ  acid amin cần thiết. c. Nhu cầu lipid Nhu cầu L được tính theo tuổi, tuổi càng bé nhu cầu  lipid tính theo trọng lượng cơ thể càng cao. Theo VDD Liên Xô, hàm lượng lipid và protein nên  ngang nhau trong khẩu phần trẻ em và thanh thi ếu niên. d. Nhu cầu vitamin Nhu cầu vitamin ở trẻ em tính theo trọng lượng cao hơn  đối với người lớn. Ở chế độ ăn của trẻ, cần cung cấp đầy đủ VTM A, C,  D. e. Nhu cầu chất khoáng Các chất khoáng giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể đang phát  triển. Calci tham gia vào quá trình cốt hóa, khi thiếu calci trẻ em ngừng  lớn, răng phát triển không bình thường. Theo FAO, nhu cầu calci ở trẻ em thể hiện ở bảng 3.2. Nhu cầu về phospho thường tính theo tỷ lệ Ca/P trong khẩu  phần. Trẻ em cần nhiều kali hơn natri. Theo một số tài liệu nhu cầu của  kali là 5 mg/kg cân nặng. Thiếu sắt trong cơ thể cũng có thể gây thiếu máu ở trẻ, nhu cầu  từ 7 – 8 mg ở trẻ trước tuổi đi học và 10 – 15 mg ở tuổi học sinh. Iod và fluo giữ vai trò lớn trong phát sinh bệnh biếu cổ, sâu răng  và nhiễm độc f ...

Tài liệu được xem nhiều: