Danh mục

CHƯƠNG 3: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN - ThS. Nguyễn Chí Hiếu

Số trang: 9      Loại file: doc      Dung lượng: 179.00 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

3.1. Vai trò và ý nghĩa của việc tính giá các đối tượng kế toán 3.1.1. Vai trò Để tiến hành sản xuất kinh doanh trong bất cứ ngành nghề nào Doanh nghiệp cũng cần phải có những tài lực nhất định. Theo thuật ngữ kế toán, những tài lực sử dụng trong kinh doanh gọi là tài sản của doanh nghiệp. Tài sản của Doanh nghiệp luôn luôn vận động và chuyển hóa hình thái biểu hiện của nó, cụ thể là: nhà cửa, thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển, vật tư hàng hóa, tiền và các phương...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG 3: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN - ThS. Nguyễn Chí Hiếu Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu CH ƯƠNG 3: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG K Ế TOÁN 3.1. Vai trò và ý nghĩa của việc tính giá các đối tượng kế toán 3.1.1. Vai trò Để tiến hành sản xu ất kinh doanh trong bất cứ ngành nghề nào Doanh nghiệp cũng cần ph ải có những tài lực nhất định. Theo thuật ngữ kế toán, những tài lực sử dụng trong kinh doanh gọi là tài sản của doanh nghiệp. Tài sản củ a Doanh nghiệp luôn luôn vận động và chuyển hóa hình thái biểu hiện của nó, cụ thể là: nhà cửa, thiết bị m áy móc, phương tiện vận chuyển, vật tư hàng hóa, tiền và các phương tiện kinh doanh khác… Tất cả các tài sản có tại doanh nghiệp và sự vận động của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh đều là đố i tượng của kế toán. Để ghi nhận các đố i tượng kế toán và sự vận động của nó, người ta có th ể sử dụng các đơn vị đo lư ờng vật lý khác nhau như trọ ng lượng, thể tích, chiều dài, cái, chiếc, bộ… Tuy nhiên, đ ể giúp cho việc tổng hợp toàn bộ tình hình tài sản, sự vận động củ a tài sản cũng nh ư n guồn hình thành củ a nó; tính toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh; so sánh, phân tích và đánh giá ho ạt động… cần có một thước đo chung – đó là thước đo tiền tệ. Vì vậy, trong hạch toán kế toán, tất cả các đối tượng kế toán đều phải quy về hình thứ c tiền tệ. Như vậy tính giá kế toán là mộ t phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để đo lường các đối tư ợng kế toán theo những nguyên tắc nh ất định. Trong h ệ thống kế toán, tính giá đóng vai trò hết sứ c quan trọng, thể hiện trong mặt sau:  Thông qua tính giá để tổng h ợp và phản ánh đúng đắn tình hình tài sản, nguồn h ình thành củ a tài sản, cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh trong Doanh nghiệp.  Thông qua tính giá để xác định chi phí đ ầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như các nguồn thu nhập từ hoạt động của doanh nghiệp, từ đó xác định kết quả ho ạt động của Doanh nghiệp.  Tính giá, qui đổi đố i tượng kế toán về một đơn vị đo lường thống nh ất sẽ thuận tiện cho việc phân tích, đ ánh giá tình hình tài chính Doanh nghiệp. 3.1.2. Ý nghĩa Phương pháp tính giá các đối tượng kế toán có ý ngh ĩa quan trọng biểu hiện ở:  Y nghĩa về m ặt h ạch toán: là đặc trưn g cơ bản cho phép phản ánh và xác đ ịnh những ch ỉ tiêu tổng hợp phụ c vụ cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính.  Y nghĩa về mặt qu ản lý nội bộ : cho phép xác đ ịnh những căn cứ hoặc những chỉ tiêu để thực hiện hạch toán n ội bộ và đánh giá hiệu quả ho ạt động ở từng bộ phận hoặc từng giai đo ạn sản xuất cụ thể.  Y nghĩa về mặt giám đố c đồng tiền: thông qua phương pháp tính giá có thể xác lập được những căn cứ để phản ảnh, giám đốc một cách thường xuyên, nhanh nhạy và có hiệu qu ả hoạt động củ a doanh nghiệp. 3.2. Các nguyên tắc và yếu tố ảnh hưởng đến việc tính giá các đố i tượng kế toán 3.2.1. Các khái niệm và nguyên tắc chi phố i việc tính giá  Khái niệm ho ạt động liên tục: Theo khái niệm này, việc ghi chép kế toán đượ c đ ặt trên giả thiết là doanh nghiệp sẽ tiếp tụ c ho ạt động vô thời hạn ho ặc ít nhất là không b ị giải thể trong tương lai gần. Vì thế, kế toán sẽ không quan tâm đến giá th ị trường của tài sản, công nợ và nguồn vốn của doanh nghiệp 31 Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu Nguyên tắc giá phí: Yêu cầu của nguyên tắc n ày là việc đo lường, tính toán tài  sản, công nợ, ngu ồn vốn và chi phí phải đặt trên cơ sở giá phí. Nguyên tắc này đòi hỏi khi tính giá các đối tượng kế toán ph ải căn cứ vào:  Giá phí (giá vốn) của đối tượng tính giá. Giá phí của đố i tượng tính giá gồm giá mua và các chi phí thự c tế khác.  Giá nguyên thủ y củ a đ ối tượng tính giá. Tứ c là chi phí thực tế tại th ời điểm tính giá của đố i tượng.  Nguyên tắc khách quan: Để đ ảm bảo tính trung thực, đáng tin cậy của các thông tin trên báo cáo tài chính, việc ghi chép kế toán ph ải luôn có chứng từ gốc kèm theo. Chứng từ gố c là những bằng chứng khách quan của thông tin kế toán.  Nguyên tắc nhất quán: theo nguyên tắc này, quá trình kế toán phải áp dụng tất cả các khái niệm, các nguyên tắc, các chu ẩn mực và các phương pháp tính toán trên cơ sở nh ất quán từ kỳ này sang kỳ khác.  Nguyên tắc thận trọng: khi có nhiều giải pháp để lự a chọn trong việc ghi chép kế toán thì hãy chọn giải pháp có ít ảnh hưởng nhất tới vốn của ch ủ sở hữu. 3 .2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tính giá các đố i tượng kế toán  Yếu tố ảnh hưởng củ a m ức giá thay đổ i: nguyên tắc này đòi h ỏi phải h ạch toán tài sản theo thực tế phát sinh. Tuy vậy, khi m ức giá chung trong n ền kinh tế thay đổi (lạm phát ho ặc giảm phát) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: