Chương 4: Hành vi của nhà sản xuất
Số trang: 13
Loại file: doc
Dung lượng: 334.50 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần này nghiên cứu các vấn đề về cung hàng hóa mà đại diện cho nó là các nhà sản xuất hay các doanh nghiệp. Làm thế nào mà các doanh nghiệp quyết định được phải sử dụng bao nhiêu lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, sản xuất bao nhiêu sản phẩm và nên bán với giá bao nhiêu? Lý thuyết về cung sẽ cho ta biết về các vấn đề đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 4: Hành vi của nhà sản xuất Chương 4 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NHÀ SẢN XUẤT MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Sau khi học chương này sinh viên yêu cầu phải nắm vững các vấn đề sau: - Vận dụng được các khái niệm sản xuất, năng suất để giải thích hoạt động sản xuất trong kinh tế. - Vận dụng và giải thích được các loại chi phí sản xuất - Vận dụng và giải thích được nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của nhà sản xuất PHẦN I. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT Phần này nghiên cứu các vấn đề về cung hàng hóa mà đại diện cho nó là các nhà sản xuất hay các doanh nghiệp. Làm thế nào mà các doanh nghiệp quyết định được phải sử dụng bao nhiêu lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, sản xuất bao nhiêu sản phẩm và nên bán với giá bao nhiêu? Lý thuyết về cung sẽ cho ta biết về các vấn đề đó. Chương này nghiên cứu hành vi sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa sản lượng, chi phí và lợi nhuận. Nói cách khác, chúng ta sẽ nghiên cứu cách thức các doanh nghiệp quyết định sản lượng và tính toán các chi phí để thu được lợi nhuận tối đa. SẢN XUẤT LÀ GÌ? I. Sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nói cách khác, sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra (hay là sản phẩm). YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ YẾU TỐ ĐẦU RA I. 1. Yếu tố đầu vào hay còn gọi là yếu tố sản xuất là bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ nào được dùng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác. Yếu tố đầu vào bao gồm lao động, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lượng, v.v… Ở đây các yếu tố đầu vào được phân làm 2 nhóm: - Lao động (L) : bao gồm yếu tố đầu vào mang tính chất con người - Vốn (K) : bao gồm yếu tố đầu vào còn lại không mang tính chất con người Hàng hóa và dịch vụ là những đầu ra của sản xuất. Thí dụ: - Để sản xuất ra lúa gạo, chúng ta cần có nước, phân, lao động, giống, v.v. - Công ty Coca Cola sử dụng các yếu tố đầu vào là lao động, máy móc thiết bị, nước, gaz, đường, v.v. để sản xuất ra nước giải khát. I. 2. CÔNG NGHỆ Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra được quyết định bởi kỹ thuật sản xuất hay còn gọi là công nghệ. Công nghệ là cách thức sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Công nghệ được cải tiến khi có những phát minh khoa học mới được áp dụng trong sản xuất để có thể sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. I. 3. HÀM SẢN XUẤT Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng đầu ra (sản phẩm) làm ra của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất. Hàm sản xuất của một sản phẩm xác định mức sản lượng tối đa của sản phẩm đó (ký hiệu là q) có thể được sản xuất từ từ bất kỳ khối lượng cho trước của đầu vào. Hàm sản xuất thông thường được viết như sau: q = f( , ), (với K và L ≥ 0) (4.1) KL 1 trong đó: q là số lượng sản phẩm tối đa có thể được sản xuất ra ở một trình độ công nghệ nhất định ứng với các kết hợp của các yếu tố đầu vào là lao động ( L) và vốn (K) khác nhau. Thí dụ, hàm sản xuất lúa của một nông dân: Sản lượng lúa = f (lao động, diện tích đất đai, phân bón, thuốc trừ sâu) Các điểm lưu ý của hàm sản xuất: - Số lượng sản phẩm q sản xuất ra thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của số lượng vốn và lao động. - Một hàm số f cụ thể có thể đặc trưng cho một trình độ công nghệ nhất định. Khi công nghệ thay đổi thì hàm sản xuất sẽ thay đổi. II. NĂNG SUẤT BIÊN VÀ NĂNG SUẤT TRUNG BÌNH Để xem xét tác động của một yếu tố sản xuất nào đó đến sản lượng, chúng ta khảo sát sự thay đổi của sản lượng khi số lượng yếu tố sản xuất đó thay đổi trong khi các yếu tố sản xuất khác giữ nguyên. Bây giờ, chúng ta hãy xét ảnh hưởng của lao động (hay vốn) đến sản lượng đầu ra khi số lượng lao động (hay vốn) được sử dụng trong sản xuất thay đổi trong khi số vốn (hay lao động) không đổi. Khi xem xét tác động này, ta có các khái niệm về năng suất biên và trung bình. II.1. ĐỊNH NGHĨA NĂNG SUẤT BIÊN Chúng ta xem xét quá trình sản xuất quần áo là đồng phục học sinh (giả sử sản phẩm là đồng nhất, đơn vị tính là bộ) sử dụng chủ yếu công nhân và công cụ máy móc sản xuất. Giả sử doanh nghiệp đã đầu tư một xưởng may với đầy đủ các công cụ máy móc sản xuất cố định, nhưng doanh nghiệp có thể thuê nhiều hay ít lao động tùy theo điều kiện sản xuất. Bảng 4.1. Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đồng phục học sinh Lao động Sản lượng Năng suất biên Năng suất trung bình (công nhân/tuần) (bộ/tuần) của lao động của lao động (bộ/tuần) (bộ/công nhân/tuần) (L ) (q) (MPL) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 4: Hành vi của nhà sản xuất Chương 4 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NHÀ SẢN XUẤT MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Sau khi học chương này sinh viên yêu cầu phải nắm vững các vấn đề sau: - Vận dụng được các khái niệm sản xuất, năng suất để giải thích hoạt động sản xuất trong kinh tế. - Vận dụng và giải thích được các loại chi phí sản xuất - Vận dụng và giải thích được nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của nhà sản xuất PHẦN I. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT Phần này nghiên cứu các vấn đề về cung hàng hóa mà đại diện cho nó là các nhà sản xuất hay các doanh nghiệp. Làm thế nào mà các doanh nghiệp quyết định được phải sử dụng bao nhiêu lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, sản xuất bao nhiêu sản phẩm và nên bán với giá bao nhiêu? Lý thuyết về cung sẽ cho ta biết về các vấn đề đó. Chương này nghiên cứu hành vi sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa sản lượng, chi phí và lợi nhuận. Nói cách khác, chúng ta sẽ nghiên cứu cách thức các doanh nghiệp quyết định sản lượng và tính toán các chi phí để thu được lợi nhuận tối đa. SẢN XUẤT LÀ GÌ? I. Sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nói cách khác, sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra (hay là sản phẩm). YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ YẾU TỐ ĐẦU RA I. 1. Yếu tố đầu vào hay còn gọi là yếu tố sản xuất là bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ nào được dùng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác. Yếu tố đầu vào bao gồm lao động, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lượng, v.v… Ở đây các yếu tố đầu vào được phân làm 2 nhóm: - Lao động (L) : bao gồm yếu tố đầu vào mang tính chất con người - Vốn (K) : bao gồm yếu tố đầu vào còn lại không mang tính chất con người Hàng hóa và dịch vụ là những đầu ra của sản xuất. Thí dụ: - Để sản xuất ra lúa gạo, chúng ta cần có nước, phân, lao động, giống, v.v. - Công ty Coca Cola sử dụng các yếu tố đầu vào là lao động, máy móc thiết bị, nước, gaz, đường, v.v. để sản xuất ra nước giải khát. I. 2. CÔNG NGHỆ Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra được quyết định bởi kỹ thuật sản xuất hay còn gọi là công nghệ. Công nghệ là cách thức sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Công nghệ được cải tiến khi có những phát minh khoa học mới được áp dụng trong sản xuất để có thể sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. I. 3. HÀM SẢN XUẤT Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng đầu ra (sản phẩm) làm ra của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất. Hàm sản xuất của một sản phẩm xác định mức sản lượng tối đa của sản phẩm đó (ký hiệu là q) có thể được sản xuất từ từ bất kỳ khối lượng cho trước của đầu vào. Hàm sản xuất thông thường được viết như sau: q = f( , ), (với K và L ≥ 0) (4.1) KL 1 trong đó: q là số lượng sản phẩm tối đa có thể được sản xuất ra ở một trình độ công nghệ nhất định ứng với các kết hợp của các yếu tố đầu vào là lao động ( L) và vốn (K) khác nhau. Thí dụ, hàm sản xuất lúa của một nông dân: Sản lượng lúa = f (lao động, diện tích đất đai, phân bón, thuốc trừ sâu) Các điểm lưu ý của hàm sản xuất: - Số lượng sản phẩm q sản xuất ra thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của số lượng vốn và lao động. - Một hàm số f cụ thể có thể đặc trưng cho một trình độ công nghệ nhất định. Khi công nghệ thay đổi thì hàm sản xuất sẽ thay đổi. II. NĂNG SUẤT BIÊN VÀ NĂNG SUẤT TRUNG BÌNH Để xem xét tác động của một yếu tố sản xuất nào đó đến sản lượng, chúng ta khảo sát sự thay đổi của sản lượng khi số lượng yếu tố sản xuất đó thay đổi trong khi các yếu tố sản xuất khác giữ nguyên. Bây giờ, chúng ta hãy xét ảnh hưởng của lao động (hay vốn) đến sản lượng đầu ra khi số lượng lao động (hay vốn) được sử dụng trong sản xuất thay đổi trong khi số vốn (hay lao động) không đổi. Khi xem xét tác động này, ta có các khái niệm về năng suất biên và trung bình. II.1. ĐỊNH NGHĨA NĂNG SUẤT BIÊN Chúng ta xem xét quá trình sản xuất quần áo là đồng phục học sinh (giả sử sản phẩm là đồng nhất, đơn vị tính là bộ) sử dụng chủ yếu công nhân và công cụ máy móc sản xuất. Giả sử doanh nghiệp đã đầu tư một xưởng may với đầy đủ các công cụ máy móc sản xuất cố định, nhưng doanh nghiệp có thể thuê nhiều hay ít lao động tùy theo điều kiện sản xuất. Bảng 4.1. Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đồng phục học sinh Lao động Sản lượng Năng suất biên Năng suất trung bình (công nhân/tuần) (bộ/tuần) của lao động của lao động (bộ/tuần) (bộ/công nhân/tuần) (L ) (q) (MPL) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh tế học triết học Mác-Lênin luận văn- báo cáo giáo trình- giáo ánGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 571 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 325 0 0 -
Sử dụng phương pháp WebQuest trong dạy học học phần Triết học Mác-Lênin
4 trang 228 0 0 -
Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô: Phần 1 - TS. Vũ Kim Dung
126 trang 228 6 0 -
Giáo trình Kinh tế học vi mô cơ bản (Tái bản lần 1): Phần 1
72 trang 220 0 0 -
Trọng dụng nhân tài: Quyết làm và biết làm
3 trang 215 0 0 -
2 trang 191 0 0
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Lê Khương Ninh
45 trang 154 0 0 -
13 trang 143 0 0
-
Giáo trình Kinh tế vi mô 1: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Văn Dần
133 trang 132 0 0