Thông tin tài liệu:
Nước tồn tại trong tự nhiên dưới ba trạng thái: rắn, lỏng, khí. Ba thể đó không ngừngchuyển hóa lẫn nhau. Nước từ các đại dương, biển, sông ngòi, ao hồ, đất và thực vậtbốc hơi vào không khí. Hơi nước gặp lạnh ngưng kết tạo thành mây, mưa rơi xuống bềmặt trái đất. Nước mưa thấm xuống đất, chảy ra sông, ra biển rồi lại bốc hơi. Quá trìnhđó gọi là vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên. Vòng tuần hoàn này gồm ba khâu chính:bốc hơi, ngưng kết, giáng thủy. Các quá tnnh đó liên kết chặt chẽ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 4. Tuần hoàn nước trong khí quyển Chương IV. TUẦN HOÀN NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN Nước tồn tại trong tự nhiên dưới ba trạng thái: rắn, lỏng, khí. Ba thể đó không ngừng chuyển hóa lẫn nhau. Nước từ các đại dương, biển, sông ngòi, ao hồ, đất và thực vật bốc hơi vào không khí. Hơi nước gặp lạnh ngưng kết tạo thành mây, mưa rơi xuống bề mặt trái đất. Nước mưa thấm xuống đất, chảy ra sông, ra biển rồi lại bốc hơi. Quá trình đó gọi là vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên. Vòng tuần hoàn này gồm ba khâu chính: bốc hơi, ngưng kết, giáng thủy. Các quá tnnh đó liên kết chặt chẽ với nhau, đó là những khâu riêng biệt của vòng tuần hoàn chung.Hiểu biết về bản chất vật lý tự nhiên của vòng tuần hoàn nước và mối liên hệ của chúng đối với sản xuất nông nghiệp sẽ giúp chúng ta có những giải pháp hợp lý để giữ vững trạng thái cân bằng nước đối với cây trồng.1. CHU TRÌNH NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN Vì mực nước của đại dương trên thế giới tính trung bình không thay đổi, và lưulượng trung bình nhiều năm của các dòng sông cũng không thay đổi, nên có thể coi lượngnước tổng cộng trong tự nhiên ở cả ba thể: rắn, lỏng và khí cũng không thay đổi. Do đó tasuy ra rằng, trong thiên nhiên có một chế độ xác định nào đó của chu trình nước trong đólượng nước tổng cộng rơi trên bề mặt trái đất bằng lượng nước bốc hơi tổng cộng. Thẩm mao mạch thấu Mạch nước ngầm 61 Tính trung bình trong một năm, từ bề mặt các đại dương trên thế giới có 448.900km3nước vâ từ bề mặt đất liền có 71.100 km3 nước bốc hơi vào khí quyển. Cũng trong mộtnăm lượng nước rơi trên đại dương là 411.600 km3 và trên đất liền là 108.400km3. Nhưvậy, trong một năm có 520.000 km3 nước bốc hơi thì trong một năm cũng có đúng mộtlượng giáng thủy như thế rơi xuống bề mặt trái đất. Như vậy, nước đã hoàn thành mộtvòng tuần hoàn khép kín trong khí quyển. Bảng 4.1. Cân bằng nước trên trái đất hàng năm Thành phần nước luân chuyển Nước bổ sung Nước mất đi V (km3) L (mm) V (km3) L (mm) Lục địa (diện tích 148 628 000 km2) Giáng thuỷ (mưa, tuyết) 108 400 720 Dòng chảy (sông, suối) 37 300 250 Bốc hơi 71 100 470 Đại dương, biển (diện tích 361 455 000 km ) 2 Giáng thuỷ (mưa, tuyết) 411 600 1 140 Dòng chảy (sông, suối) 37 300 100 Bốc hơi 448 900 1 240 Tổng cộng 520 000 520 000 (Nguồn: M.I. Lvotvis - 1964)[Ghi chú: L (mm): bề dày lớp nước quy đổi; V (km3): thể tích nước] Ngoài vòng tuần hoàn đó, trên lục địa cũng có một vòng tuần hoàn của nước. Hơinước được mang từ đại dương tới, ngưng kết lại, tạo thành mây và trên lục địa có mưa rơixuống. Một phần của lượng nước đó lại bốc hơi và có thể là nguồn gốc của lượng mưa.Ngoài ra, mưa trên đất liền có thể hình thành do sự bốc hơi địa phương. Sơ đồ vòng tuầnhoàn của nước trên một khoảng giới hạn của đất liền được trình bày trên hình 4.2. Lượngẩm được đưa từ đại dương tới lãnh thổ (A0); một phần của lượng ẩm đó rơi xuống thànhmưa (O1); phần còn lại được đưa ra ngoài giới hạn của lãnh thổ (A 0 - O1); Lượng mưa rơixuống (O1) sẽ bị bốc hơi. lượng nước bốc hơi (UC) sẽ hình thành mây. Một phần lượngnước mưa (O2) từ các đám mây rơi xuống lãnh thổ, phần còn lại hoặc được gió mang đi(AC) hoặc dòng sông mang đi (C). A0 --- --- ------ A0 - O1 -------------------- - - Ac - - - - - O1 O2 Uc C Hình 4.2. Vòng tuần hoàn nước trong giới hạn lục địa2. ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ2.1. Các đại lượng vật lý đặc trưng độ ẩm không khí Ðộ ẩm không khí được xác định bằng lượng hơi nước chứa trong không khí. 62a) Áp suất hơi nước (e) (Còn gọi là sức trương hơi nước) là phần áp suất do hơi nước chứa trong không khígây ra và được biểu thị bằng milimet thùy ngân (mmHg) hoặc bằng miliba (mb): 1mb = 10-3bar = 102N/m2 1mb = 3/4 mmHg Trong 1 khối không khí đóng kín (ví dụ: 1 quả bóng), không khí sẽ gây ra xung quanhmột áp suất P. Áp suất P là tổng hợp áp suất thành phần gây ra bởi các chất khí chứa trongkhối không khí đó: P = ...