CHƯƠNG 5: BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 819.66 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việc làm là một trong những chỉ số quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô. Điều này lại càng đúng ở Việt Nam, do lực lượng lao động tăng khá nhanh nên tạo và đảm bảo việc làm là một trong những thách thức vĩ mô lớn. Để có bức tranh về tình hình lao động và việc làm trong năm 2011, cần đặt năm này trong cả một giai đoạn để có thể thực hiện việc so sánh đánh giá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG 5: BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM chương 5 BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TÌnh hÌnh VIỆc LÀM TROng nĂM 2011 Việc làm là một trong những chỉ số quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô. Điều này lại càng đúng ở Việt Nam, do lực lượng lao động tăng khá nhanh nên tạo và đảm bảo việc làm là một trong những thách thức vĩ mô lớn. Để có bức tranh về tình hình lao động và việc làm trong năm 2011, cần đặt năm này trong cả một giai đoạn để có thể thực hiện việc so sánh đánh giá. Phân tích số liệu của Tổng cục Thống kê cho giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011 cho thấy, tổng số việc làm trong nền kinh tế tăng từ 44 triệu lên 50,6 triệu, đạt tốc độ tăng trung bình khoảng 2,5%/ năm (xem Hình 1.11 - Chương 1). Với lực lượng lao động có tốc độ tăng tương đương việc làm (2,8%/năm), số việc làm mới của Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu cung cấp cho những người mới gia nhập lực lượng lao động. Liên quan đến cơ cấu lao động (từ 15 tuổi trở lên) đang làm việc trong các khu vực kinh tế, Hình 5.1 cho thấy có một sự chuyển dịch đáng kể trong giai đoạn 2006-2011. Số lao động trong nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 55,4% xuống 48%, công nghiệp và xây dựng tăng từ 19,3% lên 22,4%; khu vực dịch vụ từ 25,3% đến 29,6%. Có thể thấy công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là những ngành đóng góp chính cho tăng trưởng việc làm và đây có thể được nhìn nhận như là một xu hướng khá tích cực. Ở một góc độ phân tích khác về cơ cấu, cho đến năm 2010, khu vực tư nhân trong nước, đặc biệt là nông nghiệp và khu vực phi chính thức, giữ vai trò chính tạo việc làm cho nền kinh tế (chiếm 86% số việc làm), còn khu vực nhà nước có vai trò giảm (từ 11,2 xuống 10,4%). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn nhỏ nên chiếm tỉ trọng 213 không lớn trong tổng việc làm, song tỉ trọng này có xu hướng gia tăng (tăng từ 3 lên 3,5%). Hình 5.1. Cơ cấu việc làm của Việt Nam, 2006 và 2011 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011. Như vậy, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nước đóng vai trò quan trọng đối với tạo việc làm, hạn chế tình trạng thất nghiệp hay thiếu việc làm. Liên quan đến các chỉ số quan trọng này của thị trường lao động, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2006-2011, tỉ lệ thất nghiệp tăng tăng nhẹ từ 2,1% đến 2,3%, với số người thất nghiệp tăng từ 1 lên 1,2 triệu. Riêng năm 2009 và 2010, thất nghiệp tăng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Tuy tình hình thất nghiệp ở khu vực thành thị vẫn nghiêm trọng hơn so với nông thôn và cả nước và số người thất nghiệp ổn định trong khoảng 0,6 triệu, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị có xu hướng giảm với tỉ lệ từ 4,8% năm 2006 xuống còn 3,6% năm 2011. Tỉ lệ thiếu việc làm - một chỉ số hết sức quan trọng khác giúp đánh giá sức khỏe của khu vực nông nghiệp và khu vực phi chính thức phi nông nghiệp cũng giảm đáng kể, thể hiện sự hồi phục của các khu vực này nói riêng và nền kinh tế sau khủng hoảng (Hình 5.2 và Hình 5.3). 214 Hình 5.2. Tỉ lệ thất nghiệp, 2006-2011 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011. Hình 5.3. Tỉ lệ thiếu việc làm, 2006-2011 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011. Một chỉ tiêu quan trọng khác của thị trường lao động là tiền lương. Tuy không có số liệu của Tổng cục Thống kê về tiền lương, song những số liệu thu thập được từ các cuộc khảo sát do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tại các khu công nghiệp và một số địa bàn quan trọng khác ở một số tỉnh như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương được thực hiện hàng năm trong suốt giai đoạn từ 2009 đến 2011 cũng cho thấy chỉ số này phục hồi khá tốt sau khi chạm đáy vào quý I/2009 dưới tác động của cuộc khủng khoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Cả tiền lương danh nghĩa cũng như tiền lương thực tế (đã loại trừ yếu tố lạm phát) tại các địa bàn tiến hành khảo sát vào tháng 8/2011 đều cao hơn so với thời điểm ba năm trước đó (tháng 6/2008). 215 Như vậy các số liệu của Tổng cục Thống kê cũng như các thông tin số liệu do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thu thập được từ cuộc Đánh giá nhanh tác động của những biến động vĩ mô đến doanh nghiệp, người lao động và hộ gia đình cho thấy cả ba chỉ số chính về thị trường lao động - thất nghiệp, thiếu việc lầm và tiền lương, đều tương đối khả quan trong năm 2011. Các kết quả này về thị trường lao động có thể được nhìn nhận là các điểm sáng của kinh tế vĩ mô trong năm 2011. PhÂn TÍch cÁc YẾU TỐ TÁc ĐỘng LÊn VIỆc LÀM VÀ ThU nhẬP TROng nĂM 2011 VÀ TRIỂn VỌng nĂM 2012 Các kết quả của thị trường lao động nêu trên có liên quan nhiều đến tăng trưởng kinh tế cả về tốc độ cũng như cơ cấu, diễn ra trong năm 2011. Về tốc độ tăng trưởng, mặc dù tỉ lệ tăng trưởng chỉ đạt 5,89% (tức là chỉ cao hơn tăng trưởng năm 2009 trong giai đoạn 2008-2011) song đây là mức rất đáng ghi nhận trong so sánh với nhiều nước khác ở châu Á và trên thế giới. Mức này cũng không thấp hơn nhiều so với mức của các năm 2008 và 2010 (tương ứng là 6,31% và 6,78%). Song có lẽ điều đáng ghi nhận nhất chính là đạt được tốc độ tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh tổng đầu tư xã hội chịu sự sụt giảm mạnh, từ mức cao 41,9% trong năm 2010 (và còn cao hơn trong các năm 2007 và 2009 trước đó) xuống chỉ còn 34,6% trong năm 2011. Song có lẽ cơ cấu của tăng trưởng còn đóng vai trò cao hơn đến các kết quả chính của thị trường lao động là thu nhập và việc làm. Trước hết kết quả ấn tượng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với mức tăng trưởng khoảng 4%. Đây là mức cao nhất trong vòng ba năm trở lại đây, và đóng góp tới 0,66 điểm phần trăm vào tăng trưởng kinh tế, được coi là một điểm sáng quan trọng khác của kinh tế năm 2011, và thực sự đã đóng vai trò giảm sốc khá hiệu quả cho nền ki ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG 5: BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM chương 5 BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TÌnh hÌnh VIỆc LÀM TROng nĂM 2011 Việc làm là một trong những chỉ số quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô. Điều này lại càng đúng ở Việt Nam, do lực lượng lao động tăng khá nhanh nên tạo và đảm bảo việc làm là một trong những thách thức vĩ mô lớn. Để có bức tranh về tình hình lao động và việc làm trong năm 2011, cần đặt năm này trong cả một giai đoạn để có thể thực hiện việc so sánh đánh giá. Phân tích số liệu của Tổng cục Thống kê cho giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011 cho thấy, tổng số việc làm trong nền kinh tế tăng từ 44 triệu lên 50,6 triệu, đạt tốc độ tăng trung bình khoảng 2,5%/ năm (xem Hình 1.11 - Chương 1). Với lực lượng lao động có tốc độ tăng tương đương việc làm (2,8%/năm), số việc làm mới của Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu cung cấp cho những người mới gia nhập lực lượng lao động. Liên quan đến cơ cấu lao động (từ 15 tuổi trở lên) đang làm việc trong các khu vực kinh tế, Hình 5.1 cho thấy có một sự chuyển dịch đáng kể trong giai đoạn 2006-2011. Số lao động trong nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 55,4% xuống 48%, công nghiệp và xây dựng tăng từ 19,3% lên 22,4%; khu vực dịch vụ từ 25,3% đến 29,6%. Có thể thấy công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là những ngành đóng góp chính cho tăng trưởng việc làm và đây có thể được nhìn nhận như là một xu hướng khá tích cực. Ở một góc độ phân tích khác về cơ cấu, cho đến năm 2010, khu vực tư nhân trong nước, đặc biệt là nông nghiệp và khu vực phi chính thức, giữ vai trò chính tạo việc làm cho nền kinh tế (chiếm 86% số việc làm), còn khu vực nhà nước có vai trò giảm (từ 11,2 xuống 10,4%). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn nhỏ nên chiếm tỉ trọng 213 không lớn trong tổng việc làm, song tỉ trọng này có xu hướng gia tăng (tăng từ 3 lên 3,5%). Hình 5.1. Cơ cấu việc làm của Việt Nam, 2006 và 2011 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011. Như vậy, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nước đóng vai trò quan trọng đối với tạo việc làm, hạn chế tình trạng thất nghiệp hay thiếu việc làm. Liên quan đến các chỉ số quan trọng này của thị trường lao động, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2006-2011, tỉ lệ thất nghiệp tăng tăng nhẹ từ 2,1% đến 2,3%, với số người thất nghiệp tăng từ 1 lên 1,2 triệu. Riêng năm 2009 và 2010, thất nghiệp tăng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Tuy tình hình thất nghiệp ở khu vực thành thị vẫn nghiêm trọng hơn so với nông thôn và cả nước và số người thất nghiệp ổn định trong khoảng 0,6 triệu, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị có xu hướng giảm với tỉ lệ từ 4,8% năm 2006 xuống còn 3,6% năm 2011. Tỉ lệ thiếu việc làm - một chỉ số hết sức quan trọng khác giúp đánh giá sức khỏe của khu vực nông nghiệp và khu vực phi chính thức phi nông nghiệp cũng giảm đáng kể, thể hiện sự hồi phục của các khu vực này nói riêng và nền kinh tế sau khủng hoảng (Hình 5.2 và Hình 5.3). 214 Hình 5.2. Tỉ lệ thất nghiệp, 2006-2011 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011. Hình 5.3. Tỉ lệ thiếu việc làm, 2006-2011 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011. Một chỉ tiêu quan trọng khác của thị trường lao động là tiền lương. Tuy không có số liệu của Tổng cục Thống kê về tiền lương, song những số liệu thu thập được từ các cuộc khảo sát do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tại các khu công nghiệp và một số địa bàn quan trọng khác ở một số tỉnh như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương được thực hiện hàng năm trong suốt giai đoạn từ 2009 đến 2011 cũng cho thấy chỉ số này phục hồi khá tốt sau khi chạm đáy vào quý I/2009 dưới tác động của cuộc khủng khoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Cả tiền lương danh nghĩa cũng như tiền lương thực tế (đã loại trừ yếu tố lạm phát) tại các địa bàn tiến hành khảo sát vào tháng 8/2011 đều cao hơn so với thời điểm ba năm trước đó (tháng 6/2008). 215 Như vậy các số liệu của Tổng cục Thống kê cũng như các thông tin số liệu do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thu thập được từ cuộc Đánh giá nhanh tác động của những biến động vĩ mô đến doanh nghiệp, người lao động và hộ gia đình cho thấy cả ba chỉ số chính về thị trường lao động - thất nghiệp, thiếu việc lầm và tiền lương, đều tương đối khả quan trong năm 2011. Các kết quả này về thị trường lao động có thể được nhìn nhận là các điểm sáng của kinh tế vĩ mô trong năm 2011. PhÂn TÍch cÁc YẾU TỐ TÁc ĐỘng LÊn VIỆc LÀM VÀ ThU nhẬP TROng nĂM 2011 VÀ TRIỂn VỌng nĂM 2012 Các kết quả của thị trường lao động nêu trên có liên quan nhiều đến tăng trưởng kinh tế cả về tốc độ cũng như cơ cấu, diễn ra trong năm 2011. Về tốc độ tăng trưởng, mặc dù tỉ lệ tăng trưởng chỉ đạt 5,89% (tức là chỉ cao hơn tăng trưởng năm 2009 trong giai đoạn 2008-2011) song đây là mức rất đáng ghi nhận trong so sánh với nhiều nước khác ở châu Á và trên thế giới. Mức này cũng không thấp hơn nhiều so với mức của các năm 2008 và 2010 (tương ứng là 6,31% và 6,78%). Song có lẽ điều đáng ghi nhận nhất chính là đạt được tốc độ tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh tổng đầu tư xã hội chịu sự sụt giảm mạnh, từ mức cao 41,9% trong năm 2010 (và còn cao hơn trong các năm 2007 và 2009 trước đó) xuống chỉ còn 34,6% trong năm 2011. Song có lẽ cơ cấu của tăng trưởng còn đóng vai trò cao hơn đến các kết quả chính của thị trường lao động là thu nhập và việc làm. Trước hết kết quả ấn tượng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với mức tăng trưởng khoảng 4%. Đây là mức cao nhất trong vòng ba năm trở lại đây, và đóng góp tới 0,66 điểm phần trăm vào tăng trưởng kinh tế, được coi là một điểm sáng quan trọng khác của kinh tế năm 2011, và thực sự đã đóng vai trò giảm sốc khá hiệu quả cho nền ki ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh tế vĩ mô trình độ lao động kinh tế tư nhân khủng hoảng tài chính tăng trưởng kinh tế kinh tế bao cấpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 717 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 691 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 537 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 325 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 233 1 0 -
38 trang 231 0 0
-
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 228 0 0 -
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 220 0 0 -
13 trang 187 0 0