Thông tin tài liệu:
KHÁI NIỆM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH 5.1.1 Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, song nhiều nhà khoa học đã thống nhất rằng, tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế ở các cấp độ khác nhau. Theo đó, tranh chấp kinh tế có thể có ở các dạng cơ bản sau: Tranh chấp trong kinh doanh:...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG 5 PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH
CHƯƠNG 5
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH
5.1 KHÁI NIỆM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH
5.1.1 Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh
Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, song nhiều nhà khoa học đã thống nhất rằng,
tranh chấp kinh tế đ ược hiểu là sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay xung đột về
lợi ích, về quyền và ngh ĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan h ệ kinh tế ở các
cấp độ khác nhau. Theo đó, tranh chấp kinh tế có thể có ở các dạng cơ bản sau:
Tranh chấp trong kinh doanh: được diễn ra giữa các chủ thể tham gia kinh doanh.
-
Cụ thể, đó là các tranh chấp diễn ra trong các quá trình đ ầu tư, sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên th ị trường nhằm mục đích sinh lời.
Tranh chấp giữa nh à đ ầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu tư: lo ại hình
-
tranh chấp này nảy sinh trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về khuyến khích và
bảo hộ đầu tư song phương và đa phương.
Tranh chấp giữa các quốc gia trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương
-
mại song phương và đa phương.
Tranh chấp giữa các quốc gia với các thiết chế kinh tế quốc tế trong việc thực hiện
-
các điều ư ớc quốc tế về thương mại đa phương như: tranh chấp giữa Mỹ và EU về
nhập khẩu chuối tại WTO.
Có thể nói, trong các loại tranh chấp kinh tế kể trên, tranh ch ấp trong kinh
doanh là lo ại hình tranh chấp phổ biến nhất và do đó trong một số trường hợp khái
niệm tranh chấp trong kinh doanh và khái niệm tranh chấp kinh tế đư ợc sử dụng với ý
nghĩa tương đương nhau.
Tranh chấp trong kinh doanh là một dạng tranh chấp kinh tế, là sự bất đồng về
một hiện tượng pháp lý phát sinh trong đời sống kinh tế giữa các chủ thể tham gia kinh
doanh và thông thường gắn với các yếu tố, lợi ích về mặt tài sản. Do đó, có thể khái
quát những đặc điểm của tranh chấp trong kinh doanh như sau:
Nó luôn gắn liền với những hoạt động kinh doanh của các chủ thể.
-
Các chủ thể tranh chấp trong kinh doanh thường là các doanh nghiệp.
-
Nó là sự biểu hiện ra bên ngoài, là sự phản ánh của những xung đột về mặt lợi ích
-
kinh tế của các bên.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 109
5.1.2 Các yêu cầu của quá trình giải quyết tranh chấp trong kinh
doanh
Tranh chấp là h ệ quả tất yếu xảy ra trong hoạt động kinh doanh và vì vậy giải
quyết tranh chấp phát sinh được coi là đòi hỏi tự thân của các quan hệ kinh tế. Theo
hiểu biết chung: giải quyết tranh chấp trong kinh doanh chính là việc lựa chọn các h ình
thức biện pháp thích hợp để giải toả các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích giữa các
bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được.
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường phải
đáp ứng các yêu cầu:
Nhanh chóng, thuận lợi không làm h ạn chế, cản trở các hoạt động kinh doanh.
-
Khôi phục và duy trì các quan h ệ hợp tác, tín nhiệm giữa các b êb trong kinh doanh.
-
Giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các b ên trên thương trường.
-
Kinh tế nhất, ít tốn kém nhất.
-
Sự tác động của những đặc điểm riêng biệt về phong tục, tập quán, truyền
thống, trình độ phát triển kinh tế xã hội, đ ã làm cho các cơ chế giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh của các quốc gia rất khác nhau. Mặc dù vậy, căn cứ vào nhu cầu điều
ch ỉnh pháp luật có sự phân hoá đối với các hoạt động kinh doanh trong điều kiện kinh
tế thị trường, cho tới thời điểm hiện tại các hình th ức giải quyết tranh chấp chủ yếu
được áp dụng rộng rãi trên thế giới bao gồm: thương lượng, ho à giải, trong tài (phi
chính phủ), và giải quyết thông qua toà án (thủ tục tư pháp)
5.2 CÁC HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH
5.2.1 Thương lượng
Khái niệm: thương lượng là hình thưc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
-
không cần đến vai trò của người thứ ba. Đặc điểm cơ b ản của thương lượng là các bên
cùng nhau trình bày quan điểm, chính kiến, bàn b ạc, tìm các biện pháp thích hợp và đi
đến thống nhất để tự giải quyết các bất đồng.
+ Bản chất: Thương lượng thật sự đã trở thành quá trình trao đổi ý kiến, bày tỏ ý
chí giữa các b ên để tìm giải pháp tháo gỡ.
+ Kết quả của thương lượng là những cam kết, thoả thuận về những giải pháp cụ
thể nhằm tháo gỡ những bế tắc hoặc bất đồng phát sinh mà các bên thường không
ý thức được trước đó.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 110
Hình thức pháp lý: pháp luật của các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển
-
đều quy định hình thức pháp lý của việc ghi nhân kết quả thương lượng là biên bản
thương lượng.
+ Nội dung chủ yếu của biên b ản thương lượng phải đề cập tới những vấn đề sau:
những sự kiện pháp lý có liên quan, chính kiến của mỗi b ên ( ...