Quản lí đô thị bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu là sản phẩm kinh doanh; quy hoạch kiến trúc đô thị; sử dụng đất đai; đầu tư và phát triển nhà và cơ sở hạ tầng công cộng; tài chính, hành chính, môi trường đô thị an ninh, trật tự xã hội…..
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 6 Quản lí qui hoạch và xây dựng Đô thị 81 Chương 6 Quản lí qui hoạch và xây dựng Đô thị 6.1. Khái niệm cơ bản 6.1.1. Quản lí đô thị 1. Quản lí đô thị là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở của nhiều khoa họcchuyên ngành, bao gồm hệ thống các chính sách, cơ chế, biện pháp và phương tiện được chínhquyền nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện và kiểm soát quá trình tăng trưởng phát triển đôthị, nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu dự kiến. Quản lí đô thị bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu là sản phẩm kinh doanh; quy hoạchkiến trúc đô thị; sử dụng đất đai; đầu tư và phát triển nhà và cơ sở hạ tầng công cộng; tài chính,hành chính, môi trường đô thị an ninh, trật tự xã hội….. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản lí đô thị là a/ Xây dựng môi trường vật thể đô thị, gồm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng, cảnh quanđô thị theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; b/ Cung cấp cơ sở hạ tầng công cộng thiết yếu phục vụ cho các yêu cầu tăng trưởng kinh tế,đời sống xã hội và cân bằng sinh thái đô thị; c/ Bảo đảm cho các thị trường đô thị (nhà, đất, vốn, lao động…) hoạt động hữu hiệu; d/ Bảo vệ môi trường đô thị , an ninh, trật tự xã hội. 3. Trong quản lí đô thị, chính quyền các cấp tuỳ theo quyền hạn, chức năng và nhiệm vụđược giao thường áp dụng các phương tiện như Cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích cộng đồng; ngăn cấm và xử phạt các hànhvi hoặc nguy cơ làm mất cân bằng giữa khả năng cung - cầu và tăng trưởng đô thị; khuyến khíchcác hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng và tạo ra sự tăng trưởng đô thị; thông tin nắm vữngtình hình phát triển đô thị để đề ra những quyết định đúng đắn trong quản lí và phát triển đô thị. 4. Ngoài ra, để tạo ra nguồn lực phát triển đô thị, chính quyền Nhà nước còn áp dụng đồngbộ những biện pháp như Xã hội hoá việc cung cấp phục vụ lợi ích công cộng, phân phối lưu thông; trả tiền khi sửdụng các dịch vụ hạ tầng công cộng, đất đai, nhà xưởng…, huy động các nguồn vốn thực hiệncác dự án BOT, BR …vv , tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế tham gia vào các chương trìnhphát triển đô thị. 6.1.2. Quản lí Nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị 1. Quản lí quy hoạch xây dựng đô thị là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của côngtác quản lí đô thị Trong Điều lệ quản lí quy hoạch đô thị ban hành kèm theo Nghị định 91/CP ngày17/8/1994 của Chính phủ đã xác định nội dung quản lí Nhà nước về quy hoạch đô thị gồm: a/ Ban hành các quy định về quản lí quy hoạch xây dựng đô thị; b/ Lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị; 82 c/ Quản lí việc cải tạo và xây dựng các công trình trong đô thị theo quy hoạch đô thị đượcduyệt; d/ Bảo vệ cảnh quan và môi trường sống đô thị; Quản lí việc sử dụng và khai thác cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị; g/ Giải quyết tranh chấp, thanh tra và xử lí vi phạm những quy định về quản lí đô thị. 2. Nội dung quản lí quy hoạch và xây dựng đô thị trong thực tế được cụ thể hoá thànhnhững nhiệm vụ chủ yếu sau: a/ Lập và xét duyệt quy hoạch đô thị; b/ Soạn thảo và ban hành hệ thống các văn bản pháp quy về quản lí quy hoạch và xây dựngđô thị; c/ Xây dựng hệ thống kiểm soát và phát triển đô thị theo quy hoạch và pháp luật; d/ Thanh tra, kiểm tra và quản lí trật tự xây dựng đô thị; e/ Tổ chức quản lí Nhà nước về quy hoạch và xây dựng đô thị. 6.2. Định hướng công tác quản lí quy hoạch và xây dựng đô thị Mục tiêu công tác quy hoạch và quản lí xây dựng đô thị từ nay đên năm 2000 là đảm bảocác đô thị phải có quy hoạch phát triển theo quy hoạch và pháp luật; giải quyết về cơ bản các vấnđề tồn tại về xây dựng đô thị do lịch sử để lại, từng bước cải tạo đô thị theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá. Thực hiện những mục tiêu trên, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện các nhiệm vụchủ yếu sau: 1. Tập trung giải quyết về cơ bản các tồn tại lịch sử và những vấn đề mới phát sinh trongquản lí và sử dụng đất đô thị, từng bước lập lại trật tự kỉ cương trong quản lí và phát triển đô thị. Một trong những nhân tố quan trọng nhất của quy hoạch xây dựng đô thị là đất đô thị. Luậtđất đai 1993 đã khẳng định các quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, đơn vị và cá nhân đượcNhà nước giao đất, cho thuê đất, đồng thời khẳng định đất có giá, đó là vấn đề mà quá trình quảnlí Nhà nước về đất đai trước đây không được làm rõ, nên đã để lại khá nhiều tồn tại cho công tácquy hoạch và quản lí xây dựng đô thị. Để tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch và tăng cường quản lí xây dựng đô thị, nhằm thiếtlập lại trật tự kỉ cương trong xây dựng và phát triển đô thị, trước hết các cơ quan quản lí quyhoạch đô thị cần phối hợp với ngành địa chính và tài chính giải quyết các vấn đề tồn tại lịch sử vềđất đô thị như: ưu tiên xây dựng hệ thống đăng kí, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trongcác đô thị và cả nước theo các Nghị định 88/CP, 66/CP, 61/CP của Chính phủ; tiếp tục hoànchỉnh cơ chế sử dụng đất đô thị phải trả tiền; điều tiết giá đất và tăng cường trang bị cơ sở hạ tầngphát triển đất đô thị; hoàn chỉnh chính sách, cơ chế đền bù và giải phóng mặt bằng bao gồm: Xácđịnh giá đền bù thoả đáng, bao gồm giá đền bù các thiệt hại về tài sản gắn với đất, giá trị quyềnsử dụng đất, chi phí tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi, các biện pháp đền bù phải đảmbảo cho người dân có đất bị thu hồi vẫn duy trì được cuộc sống; từng bước tạo lập các yếu tố thịtrường, phát triển ngành kinh doanh bất động sản có sự quản lí chặt chẽ của Nhà nước. 2. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp, nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch đôthị, bảo đảm cung cấp đủ các quy hoạch chi tiết và quy ...