Danh mục

CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ VÀ THÀNH LẬP CÁC BẢN ĐỒ KINH TẾ-XÃ HỘI

Số trang: 20      Loại file: doc      Dung lượng: 150.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kinh tế-xã hội là một lĩnh vực rất rộng lớn, là khái niệm nói về các hoạt động sản xuất, dịch vụ và mọi mặt của đời sống, vật chất và tinh thần.Nội dung chủ yếu của các bản đồ kinh tế-xã hội là sự thể hiện các đối tượng, hiện tượng, các quá trình và điều kiện kinh tế xã hội. Tức là trên bản đồ kinh tế-xã hội phản ánh môi trường hoạt động của dân cư: kinh tế, cơ cấu và chính sách của nhà nước, đời sống và tinh thần của xã hội, các hiện tượng,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ VÀ THÀNH LẬP CÁC BẢN ĐỒ KINH TẾ-XÃ HỘI CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ VÀ THÀNH LẬP CÁC BẢN ĐỒ KINH TẾ-XÃ HỘI BÀI 6-1: ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ, THÀNH LẬP CÁC BẢN ĐỒ KINH TẾ-XÃ HỘI Kinh tế-xã hội là một lĩnh vực rất rộng lớn, là khái niệ m nói về các hoạt độngsản xuất, dịch vụ và mọi mặt của đời sống, vật chất và tinh thần. Nội dung chủ yếu của các bản đồ kinh tế-xã hội là sự thể hiện các đối tượng,hiện tượng, các quá trình và điều kiện kinh tế xã hội. Tức là trên bản đồ kinh tế-xãhội phản ánh môi trường hoạt động của dân cư: kinh tế, cơ cấu và chính sách củanhà nước, đời sống và tinh thần của xã hội, các hiện tượng, sự kiện lịch sử. 1. Phân loại các bản đồ kinh tế-xã hội: a. Theo nội dung:  Các bản đồ dân cư.  Các bản đồ kinh tế.  Các bản đồ hành chính-chính trị.  Các bản đồ về công nghiệp, xây dựng.  Các bản đồ về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.  Các bản đồ về dịch vụ, thương mại.  Các bản đồ về giáo dục, y tế, văn hóa.  Các bản đồ về lịch sử.  Nhóm bản đồ chuyên môn: du lịch, giáo khoa, địa chính.  Bản đồ về nông nghiệp. b. Theo độ rộng của đề tài:  Các bản đồ chung.  Các bản đồ chuyên ngành trong đó lại phân ra bản đồ chuyên ngành rộngvà bản đồ chuyên ngành hẹp. Phân loại kiểu này chỉ mang tính tương đối. c. Theo sự thể hiện các hiện tượng trên bản đồ:  Các bản đồ phân tích: thể hiện tỉ mỉ, riêng biệt một ngành. Ví dụ: bản đồgiao thông đường sắt,...  Các bản đồ tổng hợp: từ các chỉ số khác nhau được tổng hợp thành chỉ sốchung thể hiện. Ví dụ: Bản đồ phân vùng kinh tế, phân vùng nông nghiệp,...  Các bản đồ phức hợp: thể hiện đồng thời các hiện tượng khác nhau, mỗihiện tượng lại thể hiện theo một chỉ số riêng. Ví dụ: Bản đồ kinh tế chung,... 2. Đặc điểm thành lập các bản đồ kinh tế-xã hội:  Các bản đồ kinh tế-xã hội phản ánh được những đặc trưng của các hiệ ntượng, đối tượng kinh tế-xã hội, các hiện tượng này lại luôn biến động theo khônggian và thời gian. Nhất là ở những lãnh thổ trong thời điể m diễn ra những biến đổ imạnh mẽ về sự phát triển kinh tế. Vì vậy, những chỉ tiêu, chỉ số của các hiện tượng 1kinh tế-xã hội được đưa lên bản đồ càng cập nhật thì các bản đồ càng có ý nghĩakhoa học và thực tiễn cao. Mặt khác, các chỉ tiêu và chỉ số của các đối tượng, hiện tượng phải thống nhất vềthời gian và cho toàn bộ lãnh thổ được biểu hiện trên bản đồ. Các tính chất khôngcùng thời gian sẽ làm bóp méo mối quan hệ tương quan giữa các đối tượng, hiệntượng cũng như các lãnh thổ trên bản đồ và dẫn đến những ý niệ m không đúng đắnvề hiện tượng cho người sử dụng bản đồ.  Tài liệu để sử dụng thành lập bản đồ chuyên đề phải đảm bảo sự thống nhấtvà đầy đủ đối với toàn bộ lãnh thổ được thể hiện. Các tài liệu thành lập bản đồ:  Các tài liệu là bản đồ: Bản đồ địa lý chung, bản đồ chuyên đề.  Các tài liệu thống kê.  Các tài liệu khác: sách, báo, tạp chí, các kết quả điều tra...  Phương pháp thể hiện bản đồ: phải gần gũi với đặc điểm địa lý của các đốitượng. Mỗi loại đối tượng, hiện tượng có đặc điểm phân bố khác nhau: theo điểm,đường, diện, phân tán, tập trung. Để bản đồ có tính địa lý cao, phản ánh tốt nhấtđặc trưng hiện tượng phải vận dụng những phương pháp thể hiện một cách khoahọc. Ví dụ: sản xuất công nghiệp (đối tượng phân bố theo dạng điểm) có tính phânbố tập trung cao nên thường thể hiện bằng phương pháp điểm. Sản xuất nôngnghiệp (vật nuôi, cây trồng) phân bố diện và phân tán nên thường dùng phươngpháp khoanh vùng hoặc phương pháp chấm điểm.  Bố cục bản đồ phải chặt chẽ khoa học phản ánh được sự phân bố những đặctính về số lượng, chất lượng, cơ cấu của các đối tượng, hiện tượng kinh tế-xã hội.Bố cục phải nhấn mạnh được những khái niệ m chính, những yếu tố chính của bảnđồ. Trong trường hợp này, ngoài bản đồ chính phản ánh những nội dung cơ bảntheo mục đích và chủ đề của bản đồ có thể lập thêm những bản đồ phụ, biểu đô, đồthị để bổ sung cho nội dung chính, tăng lượng thông tin cho bản đồ. Bố cục cân đốinâng cao độ phong phú của nội dung bản đồ. 3. Nguyên tắc thành lập:  Xác định rõ ràng, cụ thể mục đích của bản đồ: phục vụ đối tượng nào?muốn nhấn tới ý tưởng gì?  Các bản đồ kinh tế-xã hội tiên tiến phải được thành lập trên cơ sở các thànhtựu hiện đại của khoa học kĩ thuật về nội dung, cũng như hình thức theo nhữngnguồn tài liệu chính xác hiện đại. Vì vây, khi thành lập bản đồ cần phải khảo sátđiều tra về độ chính xác, tin cậy, đầy đủ và xác thực của đối tượng, hiện tượng thểhiện trên bản đồ.  Các đối tượng, hiện tượng phải được phân loại một cách khoa học đúngđắn về phương pháp, liên tục về hệ thống và thống nhất về nguyên tắc. 2  Các đối tượng, hiện tượng phải đảm bảo tính chính xác địa lý, tất cả các ...

Tài liệu được xem nhiều: