Danh mục

CHƯƠNG 6 TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 66.50 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm về tổ chức lao động Tổ chức lao động trong doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản là việc lựa chọn hình thức hợp tác và phân công lao động khi tiến hành lao động cụ thể nhằm sử dụng hợp lý sức lao động và nâng cao năng suất lao động
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG 6 TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CHƯƠNG 6 TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢNI. HIỆP TÁC LAO ĐỘNG VÀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG1. Khái niệm về tổ chức lao động Tổ chức lao động trong doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản là việc lựa chọn hìnhthức hợp tác và phân công lao động khi tiến hành lao động cụ thể nhằm sử dụng hợplý sức lao động và nâng cao năng suất lao động1.1. Phân công lao động trong doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản: là sự phân chialao động của doanh nghiệp thành các lao động cụ thể để sản xuất ra các sản phẩm,hoặc hoạt động dịch vụ.1.2. Hiệp tác lao động trong doanh nghiệpnuôi trồng thủy sản: là sự phối hợp cáclao động cụ thể, có hai hình thức hiệp tác + Hiệp tác giản đơn: Là hình thức hiệp tác không có sự phân công lao động Ví dụ: Một số người cùng làm việc trong cùng một thời gian, địa điểm để sảnxuất ra cùng một loại hàng hóa nhất định. Hình thức hiệp tác này được áp dụng trong nền sản xuất: khi sức sản xuất cònthấp, số người lao động ít, sự phân công lao động còn hạn chế; tuy nhiên hình thứcnày cũng có những ưu điểm nhất định. Qua lao động tập thể thì sức lao động mớiđược tạo ra, kỹ năng lao động được phổ biến kích thích được tinh thần thi đua laođộng sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn + Hiệp tác phức tạp: Là hình thức hiệp tác có phân công. Sở dĩ có sự phân cônglà do nhu cầu khách quan của sản xuất: - Qui mô doanh nghiệp mở rộng - Số người lao động càng nhiều - Kỹ thuật sản xuất tiến bộ - Công cụ sản xuất càng nhiều, càng phức tạp. Qua việc phân công lao động cụ thể sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp. - Tiến hành sản xuất có kế hoạch - Sử dụng tốt nhất năng lực từng người - Nâng cao trình độ sản xuất của người lao động - Biến lao động riêng lẻ tự phát thành lao động có tổ chức có kỷ luật, có kỹ thuật nhằm tạo ra một năng suất lao động cao hơn.2. Các hình thức phân công lao động trong doanh nghiệp: Có 4 hình thức phân cônglao độngPhân công giữa các ngành sản xuất: Ngành sản xuất chính, ngành sản xuất bổ sung,ngành sản xuất phụ nhằm thực hiện việc cách mạng hóa sản xuất đi đôi với việc pháttriển tổng hợp các ngành sản xuất trong doanh nghiệp. 59Phân công theo địa điểm công tác: Nhằm mục đích tăng thời gian công tác chính củangười công nhân.Phân công giữa các loại lao động: nhằm bố trí sử dụng lao động cho phù hợp vớitrình độ và khả năng của từng người lao độngPhân công để hoàn thành từng loại công việc: Đây là hình thức cơ bản của sự phâncông, các hình thức trên đều được thể hiện trong hình thức phân công để hoàn thànhtừng loại công việc cụ thể. Mục đích cuối cùng của các hình thức phân công lao độnglà nhằm nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệpII. LAO ĐỘNG VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆPNUÔI TRỒNG THỦY SẢN1. Vai trò và đặïc điểm của lao động nuôi trồng thủy sản. Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua công cụ laođộng tác động lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi chúng thành của cải vậtchất cần thiết cho nhu cầu của mình. Lao động nuôi trồng thủy sản gắn chặt với đất đai diện tích mặt nước,điều kiện khí hậu thời tiết, các dối tượng nuôi trồng. Vì vậy lao động nuôi trồngthủy sản có những đặc điểm sau: - Lao động nuôi trồng thủy sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên - Lao động nuôi trồng thủy sản mang tính chất thời vụ - Lao động nuôi trồng thủy sản có tính thích nghi lớn và phân bổ rộng khắp trêncác vùng lãnh thổ Ở nước ta số lượng lao động rất dồi dào, nhưng về cơ bản vẫn là lao động thủcông, trình độ văn hóa khoa học- kỹ thuật còn hạn chế.2 Nguồn lao động trong nuôi trồng thủy sản Nguồn lao động trong nuôi trồng thủy sản bao gồm toàn bộ những người cókhả năng tham gia lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản với chất lượng laođộng của họ. Như vậy Nguồn lao động trong nuôi trồng thủy sản bao gồm số lượngngười lao động và chất lượng lao động của họ Số lượng người lao động trong nuôi trồng thủy sản bao gồm những người trongđộ tuổi lao động (Nam từ 16÷ 60 tuổi, Nữ từ 16÷ 55 tuổi) và những người ngoài độtuổi lao động nhưng có khả năng tham gia lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản. Chất lượng lao động của những người lao động bao gồm: Trình độ sức khỏe,trình độ kỹ thuật và lành nghề, trình độ giác ngộ chính trị và ý thức tư tưởng.3. Năng suất lao động trong nuôi trồng thủy sản3.1. Khái niệm về năng suất lao động Năng suất lao động là khả năng của lao động cụ thể sáng tạo ra 1 số lượngnhất định của cải vật chất trong một đơn vị thời gian. Trình độ năng suất lao động được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sảnxuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc thời gian lao động hao phí để sản xuất ra mộtđơn vị sản phẩm. Như vậy ta có 2 công thức tính năng suất lao động như sau: ...

Tài liệu được xem nhiều: