Danh mục

CHƯƠNG 7: ĐỔI MỚI TƯ DUY VÀ CẢI CÁCH THỂ CHẾ

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 613.21 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phân tích tình hình kinh tế trong nước tại Hội nghị 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), ngày 10/10/2011, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã xác định yêu cầu: “đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh”. Đặc biệt, Tổng Bí thư đã chỉ ra ba lĩnh vực ưu tiên cần tái cơ cấu là: “tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công”...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG 7: ĐỔI MỚI TƯ DUY VÀ CẢI CÁCH THỂ CHẾ chương 7 ĐỔI MỚI TƯ DUY VÀ CẢI CÁCH THỂ CHẾ nhỮng YÊU cẦU TỪ ThỰc TẾ Phân tích tình hình kinh tế trong nước tại Hội nghị 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), ngày 10/10/2011, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã xác định yêu cầu: “đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh”. Đặc biệt, Tổng Bí thư đã chỉ ra ba lĩnh vực ưu tiên cần tái cơ cấu là: “tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công”, “cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính” và “ tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước”. Tổng Bí thư cũng chỉ rõ phải khắc phục “tư duy nhiệm kỳ” và “lợi ích nhóm” trong đầu tư công trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư. Đó là những tư tưởng chính sách quan trọng, định hướng cho cải cách và phát triển kinh tế của nước ta trong những năm tới và cần được tiếp tục làm rõ nội dung, phương pháp thực hiện, phạm vi, quy mô hoạt động, nguyên nhân và cách ngăn chặn. Nếu chỉ dừng lại ở chỗ điểm tên hai khái niệm trên thì tác dụng thực tế sẽ rất hạn chế. Tổng Bí thư đã thẳng thắn chỉ ra những yếu kém, bất cập trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước: “Tuy nhiên, một số chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 chưa hoàn thành, nhất là mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Cho đến nay, kinh tế - xã hội nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định; lạm phát vẫn ở mức cao, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; nợ công, đặc biệt là nợ nước ngoài tăng nhanh; dự trữ ngoại hối 267 mỏng, áp lực đối với tỉ giá còn lớn; thị trường tài chính, thị trường bất động sản giảm sút, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng giá cả đầu vào, lãi suất cao, hàng tồn kho lớn. Việc thực hiện các chủ trương của Đại hội XI về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm. Đời sống của nhân dân, nhất là người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, người lao động ở các đô thị, khu công nghiệp, vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn. Lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa còn nhiều bất cập. Tai nạn và ùn tắc giao thông chưa giảm, còn xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng; khiếu kiện đông người, đình công xảy ra ở nhiều nơi; số vụ tội phạm, tệ nạn xã hội gia tăng, gây lo lắng, bức xúc trong nhân dân”. Tổng Bí thư đã nêu rõ nguyên nhân chủ quan của tình hình trên là: “Tình hình nêu trên có nguyên nhân khách quan là do tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu; nguyên nhân chủ quan là do những yếu kém của nội tại nền kinh tế với mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả, tích tụ kéo dài từ lâu, chậm được khắc phục và do những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp, các ngành, đặc biệt là trong điều hành chính sách tiền tệ, tài khoá; quản lý quy hoạch, đầu tư, đất đai, tài nguyên, thị trường bất động sản, v.v...”. Về yêu cầu tái cấu trúc đầu tư và đầu tư công, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã chỉ rõ những hạn chế và yếu kém bắt nguồn từ thể chế: “Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có tầm nhìn xa, không bị “tư duy nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay “lợi ích nhóm” chi phối. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm 2011-2015 phải cụ thể hoá được những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ do Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đề ra và gắn kết chặt chẽ với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ sao cho phù hợp nhất với tình hình đất nước và thế giới trong từng thời kỳ. Quy 268 trình và phương pháp xây dựng, tổ chức điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch phải thực sự khoa học, đi từ tổng thể chung của cả nước, đến các vùng lãnh thổ, rồi mới đến từng địa phương, cơ sở. Theo đó, cần khẩn trương soát xét, điều chỉnh luật pháp, chính sách và cơ chế quản lý đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng; đặc biệt là vấn đề phân cấp quản lý nhà nước về thu chi ngân sách và đầu tư. Khẩn trương xác định các tiêu chí và thứ tự ưu tiên làm căn cứ để phê duyệt hay từ chối hoặc cắt giảm các dự án đầu tư, nhất là dự án đầu tư công. Khắc phục tình trạng phát triển quá nhiều các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khai thác quá mức tài nguyên, khoáng sản mà chưa tính toán đầy đủ khả năng thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động đến môi trường; cũng như tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng nguồn lực hiện có, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra nhiều năm, dẫn đến đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian thi công, nợ xây dựng cơ bản lớn, gây lãng phí, thất thoát, hiệu quả thấp”. Rõ ràng rằng muốn khắc phục “tư duy nhiệm kỳ” và “lợi ích nhóm” cũng như những yếu kém được nêu trên đây, phải cải cách thể chế bao gồm một số quan điểm, pháp luật, chính sách và phương thức hoạt động của bộ máy. Ở Việt Nam chính thể chế đã cho phép hình thành và ra đời kinh tế thị trường, cho phép hội nhập quốc tế, cho phép ra đời và hình thành khu vực kinh tế tư nhân. Thể chế nào thì doanh nghiệp ấy, các mặt mạnh và yếu của doanh nghiệp nhà nước, tư nhân của Việt Nam hiện nay đều do thể chế tác động đến. Bên cạnh một số tiến bộ nhất định đã đạt được còn dưới tiềm năng phát triển của đất nước, thực trạng kinh tế có nhiều mặt yếu kém, mất cân đối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn và nguy cơ. Các yếu kém hiện nay bắt nguồn sâu xa từ một số quan điểm xây dựng kinh tế chậm được đổi mới cũng như những yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện bắt nguồn từ tư duy (như “kinh tế nhà nước là chủ đạo”), từ vai trò, chức năng của thể chế kinh tế đến luậ ...

Tài liệu được xem nhiều: