Danh mục

CHƯƠNG 7: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐỒNG BỘ (Total Quality Management – TQM) (Phần 6)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 208.79 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

4.8.-Kiểm tra chất lượng :TOPQuá trình kiểm tra chất lượng trong TQM là một hoạt động gắn liền với sản xuất, không những chỉ kiểm tra chất lượng sản phẩm mà còn là việc kiểm tra chất lượng các chi tiết, bán thành phẩm.. và các nguyên vật liệu cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng..Khái niệm kiểm tra trong TQM được hiểu là kiểm soát. Nó không đơn thuần là công việc kỹ thuật mà còn bao gồm các biện pháp tổng hợp và đồng bộ về tổ chức, kinh tế, giáo dục, hành chính,.. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG 7: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐỒNG BỘ (Total Quality Management – TQM) (Phần 6) CHƯƠNG 7 QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐỒNG BỘ (Total Quality Management – TQM) (Phần 6) 4.8.-Kiểm tra chất lượng : TOP Quá trình kiểm tra chất lượng trong TQM là một hoạt động gắn liềnvới sản xuất, không những chỉ kiểm tra chất lượng sản phẩm mà còn là việc kiểmtra chất lượng các chi tiết, bán thành phẩm.. và các nguyên vật liệu cũng như cácđiều kiện đảm bảo chất lượng.. Khái niệm kiểm tra trong TQM được hiểu là kiểm soát. Nó không đơnthuần là công việc kỹ thuật mà còn bao gồm các biện pháp tổng hợp và đồng bộ vềtổ chức, kinh tế, giáo dục, hành chính,..Việc đo lường đầu vào, đầu ra và bản thânquy trình, hệ thống là một khâu quan trọng của TQM nhằm loại bỏ hay kiểm soátnhững nguyên nhân của sai sót và trục trặc chất lượng trong hệ thống và cũng trêncơ sở đó tiến hành các hoạt động cải tiến, nâng cao và hoàn thiện chất lượng. 4.8.1.Kiểm tra chất lượng trước khi sản xuất: - Kiểm tra tình trạng chất lượng và việc cung cấp các hồ sơ tài liệuthiết kế, công nghệ. - Kiểm tra tình trạng các phương tiện đo lường, kiểm nghiệm. - Kiểm tra tình trạng thiết bị công nghệ. - Kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng khác. - Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm nhập: - Kiểm tra bên ngòai - Kiểm tra phân tích thử nghiệm. 4.8.2.Kiểm tra trong quá trình sản xuất: - Kiểm tra tiêu thụ sản phẩm. - Kiểm tra phòng ngừa phế phẩm. - Thống kê, phân tích các chỉ tiêu chất lượng. - Thống kê, phân tích các dạng và các nguyên nhân gây khuyết tậttrên sản phẩm và trục trặc trong quy trình. 4.8.3. Kiểm tra thăm dò chất lượng trong quá trình sử dụng: - Các hình thức thử nghiệm trên các môi trường, điều kiện sử dụngkhác nhau để kiểm chứng và cải tiến chất lượng. - Thăm dò khách hàng qua trưng cầu ý kiến, hội nghị khách hàng, trảlời thư của khách hàng, thống kê, theo dõi khách hàng. Khác với phương pháp quản lý chất lượng cổ truyền, trong TQMtrong việc kiểm tra chất lượng chủ yếu được thực hiện bởi chính những công nhân,nhân viên trong quy trình. Điều này dẫn đến một tư duy mới trong sản xuất là:Mọi nhân viên sẽ chủ động tự kiểm tra xem “mình làm như thế nào ?””Tại saomình laiû không làm như thế này ?” chứ không phải người khác kiểm tra xem kếtquả công việc của họ ra sao. Chính vì vậy mà trong TQM việc đào tạo, huấn luyệncho các thành viên trong và việc khuyến khích hoạt động nhóm, là công việc quantrọng giúp cho mọi người thực thi các biện pháp tự quản lý, kiểm soát và hợp tácvới nhau. Trong doanh nghiệp việc sử dụng các công cụ thống kê cũng giúp chomọi người có thể nắm bắt công khai các thông tin cũng là một đặc điểm mới trongquản lý. 4.9. Hợp tác nhóm: TOP Sự hợp tác nhóm trong hoạt động chất lượng có một ý nghĩa rất tolớn đối với các tổ chức, xí nghiệp…vì sự cố gắng vượt bậc của mỗi cá nhân riênglẽ trong tổ chức khó có thể đạt được sự hoàn chỉnh trong việc giải quyết nhữngthắc mắc, trục trặc so với sự hợp tác của nhiều người, do vậy mà hình thức hợp tácnhóm sẽ mang lại một hiệu quả cao trong việc cải tiến chất lượng nhất là trong quátrình áp dụng TQM. Tinh thần hợp tác nhóm thấm nhuần rộng rãi trong mọi tổchức là bộ phận thiết yếu để thực hiện TQM. Nhưng như vậy không ngụ ý rằng vaitrò của cá nhân sẽ bị lu mờ và ngược lại nó càng có thể được phát triển mạnh mẽhơn. Để làm được điều này thì tổ chức phải tạo điều kiện cho mỗi thành viênthấy được trách nhiệm của mình, của nhóm trong công việc bằng cách trao cho họquyền tự quyết và phải thừa nhận những đóng góp, ý kiến, hay những cố gắngbước đầu của họ. Chính tinh thần trách nhiệm đó làm nảy sinh tính tự hào, hàilòng với công việc và việc làm tốt hơn. Sự hợp tác nhóm được hình thành từ lòngtin cậy, tự do trao đổi ý kiến và đặc biệt là sự thông hiểu công việc của các thànhviên đối với những mục tiêu, kế hoạch chung của doanh nghiệp. Các hoạt động quản lý và cải tiến chất lượng đòi hỏi phải có sự hợp tácnhóm và các mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Mục tiêu hoạt động của các tổ, nhómchất lượng thường là tập trung vào các vấn đề cụ thể, qua sự phân tích, thảo luận,hiến kế của các thành viên sẽ chọn ra các giải pháp tối ưu, khả thi nhất. Hoạt độngcủa các nhóm chất lượng trong doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú, nếu đượcquản lý tốt sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong việc thực hiên chương trình TQMmột cách nhanh chóng và tiết kiệm. 4.10.-Đào tạo và huấn luyện về TOPchất lượng : Để thực hiện việc cam kết tham g ...

Tài liệu được xem nhiều: