Danh mục

Chương 7 Rối loạn chuyển hóa Protid

Số trang: 11      Loại file: doc      Dung lượng: 135.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Protid cung cấp 10-15% năng lượng cơ thể. Mọi trường hợp cơthể phải tăng đốt protid để tạo thêm năng lượng đều lãng phí và bấtđắc dĩ, như khi đói ăn hoặc ăn đủ protid nhưng khẩu phần thiếu nănglượng (thiếu glucid và lipid). Một người cân nặng 70kg nhịn đói trong24 giờ, với mức tiêu hao năng lượng trong ngày là 1800 kcal phải huyđộng 160 g lipid dự trữ và 75g protein cơ (Cahill,1970). Gọi là lãng phívì:...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 7 Rối loạn chuyển hóa Protid 58Chương 7 Rối loạn chuyển hóa ProtidI. Nhắc lại sinh lý và hóa sinh1. Vai trò của protid trong cơ thể Protid cung cấp 10-15% năng lượng cơ thể. Mọi trường hợp cơthể phải tăng đốt protid để tạo thêm năng lượng đều lãng phí và bấtđắc dĩ, như khi đói ăn hoặc ăn đủ protid nhưng khẩu phần thiếu nănglượng (thiếu glucid và lipid). Một người cân nặng 70kg nhịn đói trong24 giờ, với mức tiêu hao năng lượng trong ngày là 1800 kcal phải huyđộng 160 g lipid dự trữ và 75g protein cơ (Cahill,1970). Gọi là lãng phívì: (1) lượng protid dự trữ ít, (2) giá protid đắt trong khi mỗi gam protit chỉ cung cấp 4,1kcal, (3) quá trình tái tạo protid chậm và phức tạp hơn huy động. Protid tham gia chủ yếu cấu trúc tế bào. Ðặc biệt cơ là mộtthỏi protein, hồng cầu là một đĩa protein. Do vậy khi thiếu protein thì cơthể trẻ em chậm phát triển... Protid mang mã thông tin di truyền và là bản chất của nhiềuhoạt chất sinh học quan trọng như enzym, kháng thể, bổ thể, hormonpeptid, yếu tố đông máu, protein vận chuyển hoặc điều hòa.2. Nhu cầu về protid Ở người trưởng thành, nhu cầu về lượng protid là 0,8 g/kg cânnặng mỗi ngày, về chất phải đủ 9 acid amin cần thiết (histidin,isoleucin, leucin, lysin, methionin, phenylalanin, threonin, tryptophan vàvalin; riêng trẻ em cần thêm arginin). Nhu cầu về mỗi loại acid aminnày thay đổi từ 250mg đến 1100mg/ngày. Protid động vật có giá trị sinh học cao hơn protid thực vật dochứa nhiều acid amin cần thiết hơn. Protid thực vật thườngthiếu lysin, methionin và tryptophan. Nhu cầu về lượng protid càngcao nếu giá trị sinh học của protid càng thấp. Tỷ lệ hợp lý là 50%protid động vật và 50% protid thực vật. Hàm lượng protid thay đổi tùytừng loại thức ăn, trung bình vào khoảng 20g trong 100g thịt hoặc cá.Một quả trứng gà, 60g sữa đặc hoặc 160g sữa tươi chứa khoảng 5gprotid. Thay đổi nhu cầu về lượng protid: (1) Nhu cầu về protid thay đổi do ảnh hưởng của lượng calocung cấp. Khi yêu cầu năng lượng được đảm bảo thì protid thức ănđược dùng để tổng hợp protein cơ thể (thay thế lượng protein bị dịhóa). Ngược lại khi khẩu phần thiếu năng lượng thì acid amin hấp thubị chuyển qua đốt trong vòng Krebs. Như vậy thiếu năng lượng làmcho cơ thể dễ bị thiếu protein hơn, đây là cơ chế giải thích sự phối hợpthường găp của tình trạng thiếu protein-calo xảy ra tại các nước kémphát triển. (2) Nhu cầu về protid thay đổi trong một số trạng thái sinh lývà nhiều tình trạng bệnh lý: Giảm nhu cầu trong suy gan và suy thận: Khi chức năng gan bịsuy thì giảm khả năng chuyển hóa protid. Trong suy thận cơ thể tăngtổng hợp acid amin (nhóm acid amin không cần thiết) từ NH3 . Mặtkhác NH3 và các sản phẩm chuyển hóa của protid có liên quan đếncơ chế bệnh sinh của hội chứng não gan và hội chứng tăng urê máu. Tăng nhu cầu trong một số trạng thái sinh lý như cơ thể đangphát triển, phụ nữ đang có thai và cho con bú, hoặc trong nhiều tìnhtrạng bệnh lý như sốt, nhiễm trùng, bỏng, chấn thương, phẩu thuật,ưu năng tuyến giáp, hội chứng thận hư...3. Chuyển hóa protid3.1. Chuyển hóa protid thức ăn Protein thức ăn chịu sự giáng hóa đầu tiên tại dạ dày do tác dụngcủa pepsin dịch vị, nhưng sự thủy phân hoàn toàn protein phần lớn do tácdụng của trypsin và chymotrypsin của dịch tụy và của cácendopeptidase và exopeptidase khác như carboxypeptidase. Cuối cùngthành oligopeptid, dipeptid và acid amin. Dipeptid được hấp thu nhanh hơn acid amin do cơ chế hấp thukhác nhau. Acid amin được hấp thu nhanh tại tá tràng và hổng tràng,chậm tại hồi tràng. Mỗi nhóm acid amin được hấp thu theo một cơ chế vận chuyểnkhác nhau: (1) nhóm dipeptid, (2) nhóm acid amin trung tính(alanin, tryptophan,); (3) nhóm có hai gốc NH3 (arginin, lysin vàornithin); riêng cystein là acid amin trung tính nhưng được vận chuyểntheo cơ chế này; (4) nhóm imino (prolin và hydroxyprolin), (5) nhómcó hai gốc COOH (acid glutamic và acid aspartic). Riêng glycin đượcvận chuyển theo cả nhóm (2) và nhóm (4). Cơ chế hấp thu theo nhóm giải thích một số rối loạn di truyền nhưtrong chứng cystin niệu không những chỉ có rối loạn tái hấp thu cystinmà cả arginin, lysin và ornithin. Các acid nucleic giáng hóa thành các base purin và pyrimidin rồiđược hấp thu, nhưng trong cơ thể các base này chủ yếu được tổnghợp mới. Trẻ bú mẹ có thể hấp thu immunoglobulin theo cơ chế ẩm bào. Một số người có thể do tăng tính thấm tại lòng ruột làm dễ hấpthu các chuỗi polypeptid dẫn đến tình trạng dị ứng thức ăn. Chỉkhoảng 25% trường hợp rối loạn dung nạp thức ăn là do cơ chế dị ứng.3.2. Cân bằng nitơ Cứ 6,25g protid giáng hóa tạo ra 1g nitơ. Nitơ bài tiết chủ yếudưới dạng urê trong nước tiểu, phần còn lại được đào thải qua phân,mồ hôi và nitơ khác không thuộc urê nước tiểu, trong đó ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:

y học thường thức y tế sức khỏe sức khỏe sinh sản

Gợi ý tài liệu liên quan: