Danh mục

Chương 9. Biến đổi khí hậu

Số trang: 22      Loại file: doc      Dung lượng: 612.50 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo quan điểm của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), biến đổi khí hậu là sự vận động bên trong hệ thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ thống hoặc trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần của nó do các ngoại lực hoặc do hoạt động của con người. Năm 1995, khi đánh giá Hệ thống khí hậu toàn cầu Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) đã chưa thể đưa ra một vấn đề gì về biến đổi khí hậu trái đất ngoài việc kết luận các xu thế hay những biến động dị thường về...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 9. Biến đổi khí hậu Chương IX. SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Theo quan điểm của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), biến đổi khí hậu là sự vận động bên trong hệ thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ thống hoặc trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần của nó do các ngoại lực hoặc do hoạt động của con người. Năm 1995, khi đánh giá Hệ thống khí hậu toàn cầu Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) đã chưa thể đưa ra một vấn đề gì về biến đổi khí hậu trái đất ngoài việc kết luận các xu thế hay những biến động dị thường về khí hậu xảy ra trong những khoảng thời gian ngắn so với động thái hoàn lưu tổng thể, chưa có những xu thế biến đổi dài hạn. Năm 1998 Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) có báo cáo về xu thế nóng lên với những minh chứng về biến đổi khí hậu dài hạn. Các tài liệu quan trắc được về trạng thái đóng băng ở Bắc và Nam cực, thời gian xuất hiện băng và tan băng trên mặt hồ ở phần châu Âu nước Nga, Ucraina, các nước vùng Baltic, sự thu hẹp diện tích đóng băng trên các đỉnh núi trong thế kỷ XX và sự gia tăng nhiệt độ của phần đất đóng băng vĩnh cửu… đã cho phép khẳng định sự biến đổi khí hậu trái đất hiện nay. Sự dao động đáng kể của khí hậu hàng năm đã phát hiện thấy ở một vài nơi, đặc biệt là vùng nhiệt đới với sự gia tăng cường độ các yếu tố khí hậu. Cũng đã phát hiện được các dòng nước biển và nhiệt độ nước biển (SSTs) đóng vai trò lớn trong các biển đổi khí hậu. Các hệ thống gió quy mô lớn ở vùng nhiệt đới và các dòng chảy dưới biển kèm theo sự biến đổi nhiệt độ nước biển đã tạo nên chu trình nhiễu động Nam Bán cầu (SO). Bằng chứng mới nhất là tần suất của ENSO và cường độ hoạt động của nó trong thời gian gần đây gia tăng đáng kể. Ðiều này có quan hệ tới sự nóng lên trên phạm vi toàn cầu từ giữa thập kỷ 70 thế kỷ trước. Các hoạt động của con người, trước hết là việc gia tăng đốt nhiên liệu hoá thạch và thay đổi độ che phủ thực vật trên mặt đất đã dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển và các tính chất hấp thu bức xạ của bề mặt trái đất. 1. KHÁI NIỆM Khí hậu trên trái đất hàng năm đều có sự biến đổi. Có thể thấy sự biến đổi này từ hai mặt, một là dao động có biên độ lớn hoặc nhỏ xung quanh trị số trung bình, mặt khác là biến đổi khí hậu theo xu thế dần dần trở thành xấu hoặc dần dần trở thành tốt. Người ta phân biệt 3 thời kỳ biến đổi khí hậu trái đất khác nhau là biến đổi trong thời đại địa chất, thời đại lịch sử và thời đại hiện đại. Thời đại địa chất là thời đại trước khi có lịch sử nhân loại. Nghiên cứu khí hậu thời đại địa chất gọi là cổ khí hậu học (Paleoclimatology). Thời đại địa chất có thời gian kéo dài gấp nhiều lần 2 thời đại sau này, vì thế sự biến đổi của khí hậu rất lớn, trong đó lớn nhất là các biến đổi trong thời kỳ băng hà. Khí hậu Thời đại lịch sử biến đổi ít hơn, có 2 trường phái quan niệm khác nhau về biến đổi khí hậu thời đại lịch sử là trường phái “bất biến” và trường phái “biến đổi”. Trong thời đại hiện nay, khí hậu đang có nhiều biến đổi bất lợi đối với sự sống do hoạt động của con người gây ra nạn ô nhiễm môi trường. 2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THỜI ĐẠI ĐỊA CHẤT 2.1. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào các nguồn tài liệu gián tiếp như các loại di tích động, thực vật hoá thạch và các vật vô cơ hoá thạch phát hiện trong khảo cổ học, quá trình hình thành và hình thức phong hoá của thổ nhưỡng ở các thời đại địa chất. Ví dụ, cây gỗ hoá thạch với nhiều vòng tuổi ở thân biểu thị khí hậu ôn đới biến đổi theo mùa, nếu không có vòng tuổi là khí 164 hậu rừng nhiệt đới; đá vôi hoá thạch chứng tỏ trước kia là khí hậu nhiệt đới, tầng thạch cao và muối ăn biểu thị khí hậu khô hạn, tầng tro than có thể suy đoán là khí hậu ẩm ướt. Ngoài cổ sinh vật, quá trình hình thành thổ nhưỡng cũng là nguồn thông tin dùng để nghiên cứu cổ khí hậu. Cái gọi là giải đất sét (varved clay) được hình thành trong mùa hè thì chứa các vật thô nặng chìm lắng do lượng băng tan nhiều hơn. Ngược lại, về mùa đông băng tan ít nên các tầng đất chỉ có các vật nhỏ trầm tích, hạt sét cũng mịn hơn. Như vậy, các tầng hạt to mùa hè và tầng hạt nhỏ mùa đông xen kẽ nhau xuất hiện trên giải đất sét giúp ta tính được số tầng đất sét và suy đoán số năm tan băng và tốc độ tan của các khối băng lục địa. Dùng kính hiển vi quan sát phấn hoa thực vật tồn tại trong các vật trầm tích rồi thống kê phân loại cũng có thể đoán được khí hậu.. Phương pháp này được ứng dụng đầu tiên để phân tích các vật trầm tích sau thời kỳ băng hà ở Bắc và Ðông Âu đã thu được kết quả rất tốt. 2.2. Ðặc điểm khí hậu ở các thời đại địa chất Do sự biến đổi địa chất trong suốt các thời đại kéo dài hàng triệu năm nên mỗi thời đại khí hậu khác nhau rất xa. 1. Thời Thái cổ: Ðộ dày của băng tích ở châu phi lên tới 500m. 2. Thời Nguyên cổ: Băng hà phân bố rộng khắp trên thế giới. 3. Thời cổ sinh: Đã thấy xuất hiện các đới khí hậu trên địa cầu, được ...

Tài liệu được xem nhiều: