Danh mục

CHƯƠNG 9 QUẢN TRI CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN

Số trang: 19      Loại file: doc      Dung lượng: 251.00 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu càng cao, càng xuất hiện những sản phẩm đặc thù và do vậy, hình thức tổ chức...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG 9 QUẢN TRI CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum CHƯƠNG 9 QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu càng cao, càng xuất hiện những sản phẩm đặc thù và do vậy, hình thức tổ chức quản trị dự án cũng ngày phát triển. Trong xu thế đó, quản trị chất lượng dự án lại càng cần thiết. Nó đảm bảo cung cấp cho xã hội những sản phẩm và dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao c ủa khách hàng. Mục tiêu của chương này là trình bày những nội dung cơ bản của quản trị chất lượng nói chung và quản trị chất lượng gắn liền với một dự án nói riêng. Xác định ba lĩnh vực cơ bản của quản trị chất lượng: Hoạch định chất lượng, đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng. Sau khi tìm hiểu chương này, người đọc sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về các vấn đề: + Tổng quan về chất lượng + Sự tương đồng giữa quản trị chất lượng và quản trị dự án + Các tiến trình quản lý chất lượng trong dự án: Hoạch định chất lượng, đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng. + Công cụ, chi phí và kết quả của tiến trình kiểm soát chất lượng. I. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG 1. Tổng quan về quản trị chất lượng hiện đại Các khái niệm quản trị đầu tiên được khởi xướng bởi Edwards Deming và một số nhà quản lý Nhật Bản dựa trên cơ sở cách tiếp cận của Nhật Bản đ ối với Khoa học quản lý. Sau thế chiến II, Deming và một số chuyên gia người Mỹ đ ược mời đến Nhật Bản để thực hiện một số công việc tư vấn và đặc biệt là phát triển một số công cụ để cải tiến thực tiễn chất lượng tại các công ty Nhật Bản. Điều đầu tiên mà Deming và các cộng sự người Nhật tìm ra được gọi là vòng tròn chất lượng, đã mang lại kết quả to lớn khi áp dụng vào các công ty Nhật. Cách tiếp cận chất lượng cho phép có được ý tưởng cải tiến chất lượng từ những người thực sự tham gia vào quá trình sản xuất. Bước tiếp theo của Deming là xây dựng những cơ chế cho phép các thông tin này được truyền thông một cách có hiệu quả nhất đ ến những người ra quyết định trong tổ chức và làm cho tiến trình này liên tục. Điều này nhanh chóng trở thành một công cụ mạnh hỗ trợ gia tăng năng suất hơn 10% và đóng vai trò quan trọng trong chinh phục thị trường Hoa Kỳ của các công ty Nhật Bản. Tuy nhiên khi Deming trở về Hoa Kỳ và tìm cách xuất bản các nghiên cứu này thì ý tưởng của ông -1- Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum không được hoan nghênh. Các công ty Hoa Kỳ tại thời điểm đó không quan tâm đ ến việc thay đổi cách thức vận hành của họ mà cho rằng việc sử dụng kinh nghiệm của các công ty Nhật Bản là lố bịch. Chỉ 20 năm sau, khi đã mất một phần l ớn thị phần các doanh nghiệp Hoa Kỳ mới nghĩ đến TQM (Quản lý chất lượng tổng thể) và đây trở thành khái niệm vô cùng phổ biến sau khi đã chứng minh được là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự kỳ diệu của nền kinh tế Nhật Bản. Từ đó, TQM được coi là một trong những cách hiệu quả nhất về chi phí để cải tiến chất lượng của các quy trình trong tổ chức. Tuy nhiên, việc áp dụng TQM trong các doanh nghiệp phương Tây không phải bao giờ cũng đem lại thành công. Sau đó, một số nhà quản trị Phương Tây và Nhật Bản hiểu rằng cách tiếp cận TQM có thể được áp dụng cho tất cả các tiến trình trong tổ chức chứ không chỉ riêng tiến trình chất lượng. Đây cũng chính là cách thức mà CIP hay còn gọi là tiến trình được cải tiến liên tục đ ược xây dựng. Khái niệm này trở thành một ý tưởng cơ bản nền tảng cho hầu h ết các tiêu chuẩn hiện đại và minh họa cho sự phát triển song song của nhiều luồng tư tưởng quản trị khác nhau Thực ra không có sự khác biệt lớn giữa các cách tiếp cận như TQM, cải tiến liên tục hay quản trị chất lượng hiện đại vì nguyên tắc của các cách tiếp cận này không thay đổi và sẽ được trình bày sau đây. Marshall Sashkin và Kenneth J. Kiser đã mô tả trong cuốn sách “Áp dụng quản trị chất lượng toàn diện cho công việc”, TQM là một tập hợp các bộ phận được chấp nhận của tinh thần làm việc nhóm, tư duy hệ thống và các công cụ thống kê áp dụng trong các lĩnh vực “khách hàng, tính toán và văn hóa”. Deming đã miêu tả 14 nguyên tắc chính của TQM như sau: 1. Duy tri mục tiêu, liên tục, nhất quán 2. Chấp nhận triết lý mới 3. Xóa bỏ nhu cầu dò tìm, kiểm tra 4. Xem xét chi phí toàn bộ chứ không phải là giá 5. Cải tiến liên tục 6. Khởi xướng đào tạo bằng công việc thực tế 7. Khởi xướng lãnh đạo 8. Dẹp tan sợ hãi 9. Phá vỡ các rào cản -2- Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum 10. Xóa bỏ các câu khẩu hiệu, mục tiêu và những điều tương tự 11. Xóa bỏ quản lý bằng các tiêu chuẩn và hạn ngạch 12. Xóa bỏ các rào cản đối với tinh thần làm việc 13. Đề cao và chính thức hóa giáo dục và sự tự hoàn thiện 14. Động viên tất cả mọi người tham gia Có một xu hướng mạnh mẽ trong việc khuyến khích tất cả các thành viên của tiến trình tham gia làm cho cách tiếp cận này tương tự như cách tiếp cận quản trị dự án hiện đại trong đó hiệu quả của dự án được dựa trên mức đ ộ tham gia và trách nhiệm cao nhất của các thành viên nhóm trong các công việc của dự án. Thực ti ễn quản trị chất lượng hiện đại đòi hỏi việc triển khai khái niệm hoàn toàn mới về quản trị nguồn nhân lực. Tóm lại, tất cả các khái niệm hiện đại này đều đề xuất mức độ tham gia và mức độ trách nhiệm cao nhất của con người. Điều này tạo nên cảm giác sở hữu công ty cũng như là một triết lý chung cho toàn công ty. Tư duy này sẽ cổ vũ cho các công việc gắn với các yếu tố sáng tạo và mang tính thử thách. Một thành phần quan trọng khác của quản trị chất lượng toàn diện là định hướng của nó đối với khách hàng, người sử dụng cuối cùng của sản phẩm hoặc dịch vụ tạo ra bởi dự án. Trong bối cảnh của khách hàng, chúng ta quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ từ quan điểm “phù hợp để sử dụng” là đảm bảo rằng khách hàng nhận được hàng hóa hay dịch vụ xứng đáng với số tiền đã chi trả và sự hài lòng của khách hàng, cảm giác của khách hàng sau khi nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ. Một đặc điểm qu ...

Tài liệu được xem nhiều: