Danh mục

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 122.98 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự cần thiết khách quan của hoạt động kiểm toán Quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của con người luôn đòi hỏi phải có hoạt động quản lý. Có thể hiểu quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá trình quản lý, kiểm tra là một việc không thể thiếu để giúp cho quá trình quản...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN Mục đích: Trang bị cho người học khái niệm, mục đích của hoạt động kiểmtoán, phân loại kiểm toán. Yêu cầu: Học sinh phải hiểu rõ các khái niệm cơ bản về kiểm toán, biết phânbiệt các loại kiểm toán cụ thể. Nội dung: Tổng số: 14 tiết ( 13 tiết lý thuyết, 01 tiết kiểm tra ) I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN 1. Sự cần thiết khách quan của hoạt động kiểm toán Quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của con người luôn đòi hỏiphải có hoạt động quản lý. Có thể hiểu quản lý là một quá trình định hướng và tổchức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạthiệu quả cao nhất. Trong quá trình quản lý, kiểm tra là một việc không thể thiếu đểgiúp cho quá trình quản lý được thực hiện tốt. Kiểm tra là một chức năng của quảnlý, nói đến quản lý không thể thiếu hoạt động kiểm tra. Trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người luôn tồn tại hoạtđộng tài chính, nó gắn liền với hoạt động không phân biệt mục tiêu (kinh doanh haysự nghiệp công cộng), không phân biệt lĩnh vực (sản xuất hay dịch vụ), không phânbiệt sở hữu (công cộng hay tư nhân) và đây là hoạt động đòi hỏi sự kiểm tra ở mứcđộ cao nhất. Nhu cầu kiểm tra hoạt động tài chính trước hết được thực hiện bởi kế toán tàichính: đó là hệ thống thông tin và kiểm tra về tình hình tài sản bằng các phươngpháp chứng từ, đối ứng tài khoản, cân đối kế toán. Tuy nhiên, không phải lúc nàohoạt động kiểm tra của kế toán cũng đáp ứng được yêu cầu của quản lý. Có nhữngthời kỳ đòi hỏi phải có sự kiểm tra ngoài kế toán do sự kiểm tra của kế toán đã bộclộ những yếu điểm so với yêu cầu quản lý và từ đó bắt đầu xuất hiện kiểm toán vớihình thức ban đầu là kiểm tra độc lập về kế toán. Qua thời gian, dần dần kiểm toán không chỉ giới hạn ở lĩnh vực kế toán_tài chínhmà được mở rộng sang lĩnh vực kiểm soát, đánh giá cả hệ thống quản lý của doanhnghiệp, không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp mà còn được mở rộng đến các đơnvị sự nghiệp công cộng (khu vực phi thương mại) với vấn đề đánh giá hiệu năngquản lý của các đơn vị này. 2. Khái niệm về kiểm toán Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền, có kỹ năngnghiệp vụ, thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượngđược của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữacác thông tin này với các chuẩn mực đã được xây dựng. Các thông tin có thể định lượng của một đơn vị Thu thập và Các chuyên Báo cáo kết đánh giá các (xác định phù gia độc lập quả bằng chứng hợp) Các chuẩn mực đã được xây dựngđộc lập và có thẩm quyền: Các chuyên gia này là các kiểm toán viên(chủ thể kiểm toán). Kiểm toán viênphải là người có đủ khả năng để hiểu các chuẩn mực đã sử dụng và phải đủ thẩmquyền đối với đối tượng được kiểm toán để có thể thu thập được đầy đủ các bằngchứng thích hợp làm cơ sở cho các ý kiến kết luận khi báo cáo kết quả kiểm toán.Đồng thời kiểm toán viên phải là một người độc lập về quan hệ tình cảm và kinh tếvới lãnh đạo đơn vị được kiểm toán. +Thu thập và đánh giá các bằng chứng: Bằng chứng kiểm toán được hiểu một cách chung nhất là mọi thông tin màkiểm toán viên đã thu thập để xác định mức độ tương quan và phù hợp giữa cácthông tin có thể định hướng của một đơn vị với các chuẩn mực đã được thiết lập. +Các thông tin có thể định lượng và các chuẩn mực đã được xây dựng: Các thông tin có thể định lượng có thể có dưới nhiều hình thức khác nhau.Những thông tin này có thể là các thông tin tài chính cũng như không tài chính. Vídụ: các thông tin trong báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, lượng thời gian màmột công nhân đã hao phí để hoàn thành nhiệm vụ được giao… Các chuẩn mực được xây dựng và sử dụng trong kiểm toán là cơ sở đểđánh giá các thông tin đã kiểm tra. Các chuẩn mực này rất đa dạng và phong phútuỳ thuộc từng loại kiểm toán và mục đích từng cuộc kiểm toán. +Đơn vị được kiểm toán: là đối tượng được kiểm toán. +Báo cáo kết quả: Tuỳ thuộc vào loại kiểm toán, các báo cáo kiểm toán có thể khác nhau vềbản chất, về nội dung nhưng chúng đều phải thông tin cho người đọc về mức độtương quan và phù hợp giữa các thông tin đã kiểm tra và các chuẩn mực đã đượcxây dựng. 3. Phân loại kiểm toán 3.1. Phân loại theo đối tượng cụ thể của kiểm toán Ø Kiểm toán tài chính Kiểm toán tài ...

Tài liệu được xem nhiều: