Danh mục

Chương III : PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO THU NHẬP

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 309.52 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào thu nhập: 1. Khái niệm pháp luật thuế thu vào thu nhập: - Con người muốn tồn tại - phải tiến hành lao động – tạo ra thu nhập – có nghĩa vụ trích nộp một phần thu nhập của mình vào ngân sách nhà nước Nhà nước ngày càng quan tâm đến thuế điều tiết vào thu nhập vì 2 lý do sau:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương III : PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO THU NHẬP Chương III PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO THU NHẬP A. Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào thu nhập: 1. Khái niệm pháp luật thuế thu vào thu nhập: - Con người muốn tồn tại - phải tiến hành lao động – tạo ra thu nhập – có nghĩavụ trích nộp một phần thu nhập của mình vào ngân sách nhà nước Nhà nước ngày càng quan tâm đến thuế điều tiết vào thu nhập vì 2 lý do sau:: - Kinh tế thị trường – phân hóa giàu nghèo – Nhằm điều tiết thu nhập để thựchiện công bằng xã hội. - Xu hướng toàn cầu hóa và để khuyến khích kinh tế thị t rường – giảm thuế thuvào hàng hóa, dịch vụ. Đề ổn định nguồn thu cho ngân sách cần quan tâm đến điều tiếtvào thuế thu vào thu nhập. Trong quá trình lao động, con người tạo ra thu nhập dưới nhiều hình thức khác nhautùy thuộc vào tiêu chí phân loại. mục đích cảu việc phân loại thu nhập là cơ sở cho việcphân định đối tượng chịu thuế của các sắc thuế khác nhau cũng như đặt ra cơ chế hànhthu hiệu quả. Khái niệm: Thuế thu vào thu nhập là những sắc thuế mà nhà nước sử dụng đểđiều tiết một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước vớimục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện công bằng xã hội. Khái niệm pháp luật thuế thu vào thu nhập: Pháp luật thuế thu vào thu nhập làtổng hợp các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hànhnhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế của cáccá nhân, tổ chức có phát sinh thu nhập theo qui định của pháp luật. Trước ngày 1/1/2009, có 3 sắc thuế điều tiết vào thu nhập của các chủ thể có phátsinh thu nhập. Tuy nhiên do sự thay đổi về cách xác định thu nhập nên đến ngày1/1/2009, chỉ còn 2 sắc thuế thu vào thu nhập: - Thuế thu nhập doanh nghiệp; - Thuế thu nhập cá nhân. 2. Đặc điểm chung của pháp luật thuế thu vào thu nhập: có 3 đặc điểm cơ bản a. Thuế thu vào thu nhập là loại thuế trực thu: - Điều tiết một cách trực tiếp một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vàongân sách nhà nước: người có nghĩa vụ nộp thuế đồng thời là người chịu thuế, người phảitrả tiền thuế và trực tiếp nộp thuế. - Điều tiết trước khi tiêu dùng (trước khi chịu thuế hàng hóa, dịch vụ). - Ưu điểm và nhược điểm của thuế trực thu. b. Thuế thu vào thu nhập có đối tượng chịu thuế là thu nhập chịu thuế. - Thu nhập chịu thuế rất đa dạng và mỗi sắc thuế xác định những khoản thunhập cụ thể là đối tượng chịu thuế riêng biệt. - Thu nhập chịu thuế phải là thu nhập trực tiếp mà đối tượng nộp thuế có đượcbằng chính hành vi của mình làm phát sinh thu nhập. - Thu nhập chịu thuế phải là những khoản thu nhập hợp pháp, hợp lý đượcpháp luật công nhận bằng những hoạt động, những hành vi cụ thể của người chịu thuế tạora. Căn cứ xác định thu nhập phát sinh làm căn cứ tính thuế: được xác địnhdựa vào 2 yếu tố: - Yếu tố quốc tịch: cá nhân, pháp nhân mang quốc tịch của quốc gia nào thì cónghĩa vụ nộp thuế thu nhập p hát sinh từ thu nhập của mình cho quốc gia đó không phânbiệt thu nhập đó phát sinh trong hay ngo ài phạm vi lãnh thổ quốc gia. - Yếu tố chủ quyền quốc gia (yếu tồ lãnh thổ): thu nhập phát sinh ở lãnh thổthuộc chủ quyền của quốc gia nào thì quốc gia đó được quyền thu thuế thu nhập khôngphân biệt quốc tịch của chủ thể có thu nhập. Câu hỏi: Thu nhập của công nhân, doanh nghiệp trong khu chế xuất có là đối tượngchịu thuế thu nhập theo pháp luật thuế thu nhập Việt Nam không? Ví dụ: Công ty A (quốc tịch Việt Nam) có thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Singapolà 10.000 USD (tương đương 160.000.000 đồng Việt Nam), thuế suất thuế thu nhậpdoanh nghiệp tại Hàn Quốc là 19%. Công ty A có nghĩa vụ nộp thuế như sau: Thứ nhất:nộp tại Singapo = 160.000.000 x 19% = 30.400. 000 đồng; Thứ 2: nghĩa vụ nộp thuế tạiViệt Nam = 160.000.000 x (25% - 19%) = 9.600.000 đồng. Ngược lại nếu một công ty B(quốc tịch Singapo) có thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam là 10.000 USD (tươngđương 160.000.000 đồng Việt Nam), công ty B có nghĩa vụ nộp thuế như sau: Nộp thuếthu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam = 160.000.000 x 25% = 40.000.000 đồng; công ty Bkhông có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập tại Singapo và cũng không được hoàn lại số tiềnthuế đã nộp cho nhà nước Việt Nam. Đây là cơ sở đảm bảo sự bình đẳng giữ các chủ thểvà bảo vệ lợi ích của các quốc gia trong việc xác lập mối quan hệ điều tiết theo quốc tịchvà theo lãnh thổ. Xác định khái niệm thu nhập chịu thuế: rất rộng và đa dạng tùy thuộc vàotiêu chí phân loại: - Nếu căn cứ vào hoạt động làm phát sinh thu nhập thì thu nhập gồm: - Nếu căn cứ vào một số tiêu chí khác thì thu nhập gồm: + Thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. + Thu nhập hợp pháp và thu nhập bất hợp pháp. + Thu nhập thực tế đã phát sinh và t ...

Tài liệu được xem nhiều: