Danh mục

CHƯƠNG IV NHỮNG LỢI THẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.25 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Vị trí địa lý- Vùng du lịch Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Quãng Bình, Quãng Trị. Thừa Thiên Huế, ĐàNẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Trong đó, Huế và Đà Nẵng là 2 trung tâm du lịch củavùng.- Diện tích tự nhiên chiếm 10,05%, dân số chiếm 7,5% so với cả nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG IV NHỮNG LỢI THẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘCHƯƠNG IV http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_IV.htm CHƯƠNG IV NHỮNG LỢI THẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ I – KHÁI QUÁT 1. Vị trí địa lý - Vùng du lịch Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Quãng Bình, Quãng Trị. Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Trong đó, Huế và Đà Nẵng là 2 trung tâm du lịch của vùng. - Diện tích tự nhiên chiếm 10,05%, dân số chiếm 7,5% so với cả nước. 2. Địa hình - Gồm 4/5 diện tích tự nhiên là đồi núi nên địa hình có độ dốc lớn. Trên 1 khoảng cách ngắn có đủ các dạng địa hình: núi đồi, đồng bằng, ven biển và biển. - Phía Tây là dãy Trường Sơn kéo dài thành 1 bức tường với độ cao TB 600 – 800m. Thỉnh thoảng có nhánh đâm ra biển như Hoành Sơn, Bạch Mã tạo nên cảnh trí đẹp như Hải Vân được mệnh danh là “Đệ nhất hùng quan”. Là nơi có chiều ngang hẹp nhất nước (khoảng 60 km). 3. Khí hậu Vùng có khí hậu phức tạp và khắc nghiệt nhất so với các vùng khác trong nước. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 8, thường có gió Lào gây ra hạn hán. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là mùa đông. Do nằm gần trung tâm áp thấp nhiệt đới nên hàng năm vùng đón nhận nhiều cơn bão và đi kèm vơic nó là mưa lơn, gây lũ lụt. 1. Sông ngòi Do ảnh hưởng của địa hình và khí hậu nên sông ngòi Miền Trung mang đặc điểm là ngắn và dốc, ít có giá trị về giao thông, nhưng 1 số sông có lợi thế phát triển du lịch như sông Hương, sông Hiền Lương, sông Hàn, sông Trà Khúc, sông Thu Bồn… 2. Tài nguyên sinh vật - Rừng có diện tích 1,7 triệu ha, chiếm 21% diện tích cả nước. Độ che phủ 33 – 34%. Rừng có nhiều loại gỗ quý như: gụ, lim, táu, sến. Dưới tán rừng là thế giới động vật với nhiều loại quý hiếm như voi, hổ, báo, gấu, hươu, lợn rừng, và bò rừng. - Nguồn hải sản dồi dào và có giá trị xuất khẩu lớn như tôm hùm, sò huyết, cá, cua huỳnh đế… Tóm lại: Vùng có kinh tế biển, kinh tế rừng, kinh tế du lịch có tiềm năng và triển vọng lớn, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, kinh tế rừng và du lịch đang được cán bộ và nhân dân quyết tâm thực hiện đưa vùng đất khó, chịu nhiều đau thương trong chiến tranh trở thành vùng kinh tế trù phú của đất nước. II - TIỀM NĂNG DU LỊCH 1. Tài nguyên du lịch tự nhiên - Tài nguyên du lịch núi, đèo: Bạch Mã, Bà Nà, đèo Hải Vân, đèo Ngang, bán đảo Sơn Trà. - Tài nguyên du lịch hang động: Phong Nha, Ngũ Hành Sơn - Tài nguyên du lịch sông hồ: Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, sông Hương, Vịnh Nam Ô, (Huế), sông Hàn (Đà Nẵng). - Tài nguyên du lịch biển:1 of 8 4/10/2008 8:51 AMCHƯƠNG IV http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_IV.htm Cửa Tùng (Quãng Trị), Bãi đã nhảy (Quãng Bình), bãi tắm Thuận An, Lăng Cô (Huế), Non Nước, Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Cửa Đại (Quảng Nam)… 2. Tài nguyên du lịch nhân văn - Di sản văn hoá thời Nguyễn: Tử Cấm Thành. Lăng tẩm, cảnh quan xung quanh Huế, di tích dọc sông Hương, khu nhà vườn. - Di sản văn hoá Chăm: Mỹ Sơn (cố đô Chăm Pa), Trà Kiệu, bảo tàng Chăm, đô thị cổ Hội An (cảng Chăm). - Di sản văn hoá các dân tộc ít người: A Lưới, A Sầu, Hương Hoá, (Quãng Trị), Cụm đền chùa Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng). - Các di tích chống Mỹ cứu nước: Vĩnh mốc, Hiền Lương Đường 9, đường mòn Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trường Sơn (Quãng Trị). Các sân bay: Phú bài, Nước mặn, Chun Lai… - Thành phố, đô thị cổ: Huế, Hội An, thánh địa Mỹ Sơn là những – di sản văn hoá thế giới. 3. Các trung tâm lưu trú chủ yếu Huế, Đà Nẵng, và trong tương lai sẽ là Đông Hà (Quãng Trị) III – CƠ SỞ HẠ TẦNG, CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT PHỤC VỤ DU LỊCH 1. Cơ sở hạ tầng - Nằm giữa tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch Bắc – Nam, vùng du lịch Bắc Trung Bộ có điều kiện để phát triển toàn diện mạng lưới giao thông vận tải từ đường ô tô, đường sắt, đường biển, đường hàng không. - Hệ thống giao thông đường sắt và đường ô tô phát triển chủ yếu theo hướng song song với bờ biển: + Đường quốc lộ 1A nối vùng với các điểm du lịch trong nước + Đường 9 dài 83km từ Quãng Trị đến Lao Bảo qua Savanakhet (Lào) + Đường số 14 nối Đà Nẵng với Tây Nguyên. Đường giao thông đến các huyện lỵ trong vùng đang được chú ý nâng cấp. - Giao thông đường biển: Từ cảng Đà Nẵng có thể dễ dàng thông thương với các cảng thuộc Châu Á Thái Bình Dương và các cảng khác trong nước. Cảng Đà Nẵng là 1 trong những cảng đón nhận khách du lịch quốc tế. - Mạng lưới đường hàng không trong vùng được phát triển với sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay Phú Bài (Huế). - Hệ thống cung cấp điện, nước cho toàn vùng còn gặp nhiều khó khăn. Mạng lưới thông tin liên lạc, bưu chính viến thông vẫn còn ở trình độ thấp, ngoại trừ các thành phố lớn. 2. Cơ sở vật chất kyc thuật phục vụ du lịch ...

Tài liệu được xem nhiều: