Danh mục

Chương IV TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMI. QUAN ĐIỂM CỦA

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 149.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1.Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam - Xuất phát từ sự ra đời của các đảng cộng sản ở châu Âu, Lenin đã khái quát: Chủ nghĩa Marx kết hợp với phong trào công nhân dẫn đến sự ra đời của đảng cộng sản. Đây được xem là quy luật ra đời của đảng cộng sản - Nguyễn Ái Quốc vận dụng quan điểm này để thành lập đảng CS ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương IV TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMI. QUAN ĐIỂM CỦA Chương IV TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1.Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam - Xuất phát từ sự ra đời của các đảng cộng sản ở châu Âu, Lenin đã khái quát: Chủ nghĩa Marx kết hợp với phong trào công nhân dẫn đến sự ra đời của đảng cộng sản. Đây được xem là quy luật ra đời của đảng cộng sản - Nguyễn Ái Quốc vận dụng quan điể m này để thành lập đảng CS ở Việt Nam. Tuy nhiện, VN là một nước thuộc địa nửa phong kiến với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu , công nghiệp chưa phát triển, giai cấp công nhân con nhỏ bé ( chiếm khoảng 2% dân số-theo báo cáo của NAQ), nên Người đã có một sáng tạo lớ n là đưa cn M-L vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước để từng bước đi tới thành lập một đảng của giai cấp công nhân. - 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), NAQ đã tập hợp những thanh niên yêu nước, đưa họ vào một tổ chức quá độ là Hội VNCMTN mà nòng cốt là Cộng sản đoàn, chuẩn bị cho sư ra đời một đảng CS . NAQ mở lớp huấn luyệ n chính trị, trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mac-Lênin . Sau khi ra đời, Hội VNCMTN về nước, đi vào phong trào công nhân, thực hiện “vô sản hoá” . Qua đó, chủ nghĩa M-L thâm nhập vào phong trào công nhân ngày càng sâu rộng. để sau đó xuất hiện 3 tổ chức cộng sản, và Người đã hợp nhất lại thành ĐCSVN. - Từ thực tiễn này, năm 1960,trong bài “Ba mươi năm hoạt động của Đảng”, viết cho Tạp chí Những vấn đề hoà bình và CNXH (số 2, 1960), Bác nêu lên luận điểm :”Chủ nghĩa Marx –Lenin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930” (X-8 ). Luận điểm trên cho thấy Hồ Chí Minh đánh giá cao chủ nghĩa Marx – Lenin và phong trào công nhân Việt Nam. Nhưng mặt khác, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh bổ sung một nhân tố quan trọng trong sự ra đời của Đảng CSVN là phong trào yêu nước Việt Nam.Sở dĩ, Ngườì xem phong trào yêu nước là một nhân tố hình thành Đảng CSVN , vì: + Yêu nước là nhân tố trường tồn trong lịch sử Việt Nam. + Phong trào yêu nước có trước phong trào công nhân,khi giai cấp công nhân ra đời và tiến hành đấu tranh thì phong trào yêu nước kết hợp ngayPDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com với phong trào công nhân chứ không bài xích vì cả hai đều nhằm mục đích giải phóng dân tộc. + Ở Việt Nam liên minh công – nông diễn ra rất tự nhiên ( xuất phát từ đặc điể m lịch sử Việt Nam , công nhân Việt Nam xuất thân trực tiếp từ nông dân) + Trí thức, tiểu tư sản cũng sẵn sàng đi với công nhân ( hầu hết các lãnh tụ của Đảng đều xuất thân từ trí thức ) Do vậy, trong sự ra đời của Đảng không thể loại trừ nhân tố phong trào yêu nước - Luận điểm trên của Hồ Chí Minh là một sáng tạo mới, một khái quát rất quan trọng về quá trình hình thành Đảng CSVN.Nó phù hợp với thực tiễ n Việt Nam-một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế lạc hậu. Nó còn có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. 2. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh đề cập đến vai trò của Đảng theo từng thời kỳ cách mạng. Trước khi có chính quyền : - Phải có Đảng cách mạng để trong thì tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững, cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”1. - “Kinh nghiệm thế giới và trong nước chứng tỏ rằng: những cuộc đấu tranh tự phát của nhân dân, thường không có mục đích rõ ràng, kế hoạch đầy đủ, tổ chức chắc chắn. Vì vậy mà lực lượng rời rạc nơi này lên thì nơi khác xẹp. Kết quả là thất bại. Muốn thắng lợi, thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo. Đảng phải làm cho quần chúng giác ngộ vì đâu mà họ bị áp bức bóc lột; phải dạy cho quần chúng hiểu các quy luật phát triển của xã hội, để họ nhận rõ vì mục đích gì mà đấu tranh; chỉ rõ con đường giải phóng cho quần chúng, cổ động cho quần chúng kiên quyết cách mạng; làm cho quầ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: