Danh mục

Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học (Học phần 5-Sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tâm thần và phòng chống tác hại của chất gây nghiện): Phần 2

Số trang: 134      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.48 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 24,000 VND Tải xuống file đầy đủ (134 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách phần 5 "Sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tâm thần và phòng chống tác hại của chất gây nghiện" này gồm các phần: Sức khỏe tâm thần và một số vấn đề tâm thần thường gặp ở học sinh; Giới, giới tính và sức khỏe sinh sản; Phòng chống tác hại của chất gây nghiện đối với học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học (Học phần 5-Sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tâm thần và phòng chống tác hại của chất gây nghiện): Phần 2 PHẦN IIGIỚI, GIỚI TÍNH VÀSỨC KHỎE SINH SẢN HỌC PHẦN 5. SỨC KHỎE SINH SẢN, SỨC KHỎE TÂM THẦN 75 VÀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA CHẤT GÂY NGHIỆN PHẦN II - BÀI 1 BÀI KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐẶC 1 ĐIỂM CHẤT GÂY NGHIỆN Mục tiêu bài học: Sau khi kết thúc bài học, người học có khả năng: 1. Trình bày được các khái niệm về giới, giới tính. 2. Phân biệt được sự khác nhau giữa giới và giới tính. 3. Hiểu được khái niệm sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và tầm quan trọng của SKSS, SKTD trong tổng thể sức khỏe của cá nhân. 4. Hiểu được cách tiếp cận giáo dục tình dục toàn diện trong chăm sóc SKSS của học sinh. 5. Nhận biết được thực trạng về SKSS của học sinh hiện nay, từ đó ý thức được tầm quan trọng trong việc chăm sóc SKSS cho học sinh. 1 KHÁI NIỆM1.1. Giới tính Theo Luật Bình đẳng giới (2006), “Giới tính chỉ các đặc điểm sinh họccủa nam, nữ”: Giới tính gồm có: • Nam giới: có nhiễm sắc thể giới tính là XY, hoóc-môn sinh dục nam (tes- tosteron), có râu, yết hầu, có khả năng sản xuất ra tinh trùng, bộ phận sinh dục nam (dương vật, tinh hoàn...), cơ bắp phát triển... HỌC PHẦN 5. SỨC KHỎE SINH SẢN, SỨC KHỎE TÂM THẦN 77 VÀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA CHẤT GÂY NGHIỆN PHẦN II - BÀI 1 • Nữ giới: mang nhiễm sắc thể giới tính là XX, có 02 loại hoóc-môn sinh dục là estrogen và progesterone, có khả năng mang thai, sinh con, có sữa, có hiện tượng kinh nguyệt, có dạ con, bộ phận sinh dục nữ (âm đạo, âm hộ...). Tuy nhiên, cũng có những con người sinh ra với cơ thể không có các đặc điểm sinh học điển hình ở nam hay nữ. Những người này được gọi là người liên giới tính (intersex). Những trạng thái này có thể liên quan đến những đặc điểm bất thường của các bộ phận sinh dục bên ngoài, các cơ quan sinh sản bên trong, nhiễm sắc thể giới tính, hoặc các hoóc-môn giới. Ví dụ: một người sinh ra có âm đạo và tử cung, nhưng trong ổ bụng lại có tinh hoàn, hay bộ phận sinh dục có sự pha trộn hình dáng của nam và nữ... Giới tính mang một số đặc trưng sau: • Bẩm sinh: Giới tính mang đặc trưng sinh học, được quy định bởi hệ nhiễm sắc thể, biểu hiện bên ngoài là những khác biệt giữa nam giới và phụ nữ về bộ phận sinh dục. Những khác biệt này được hình thành ngay khi còn trong bào thai. • Đồng nhất: Mọi đàn ông cũng như mọi đàn bà trên thế giới đều có cấu tạo về mặt sinh học giống nhau. • Không thể biến đổi các đặc điểm liên quan đến chức năng sinh sản: Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, một số đặc điểm giới tính có thể thay đổi được, tuy nhiên không thay đổi được những chức năng sinh sản. Ví dụ: đàn ông không thể mang thai và đẻ con. Phụ nữ không thể cung cấp tinh trùng cho quá trình thụ thai. 1.2. Giới Theo Luật Bình đẳng giới (2006), “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”: Giới mang một số đặc trưng sau: • Là các đặc điểm về xã hội, liên quan đến vị trí, tiếng nói, công việc của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội. Đây là những đặc điểm mà phụ nữ và nam giới có thể hoán đổi cho nhau. • Do dạy học mà có: Chúng ta được giáo dục và học hỏi những khuôn mẫu giới phổ biến từ gia đình, nhà trường, sách vở, truyền thông đại chúng,...78 HỌC PHẦN 5. SỨC KHỎE SINH SẢN, SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA CHẤT GÂY NGHIỆN PHẦN II - BÀI 1 Không như giới tính, những đặc điểm về giới có thể thay đổi được. • Có thể thay đổi, dưới tác động của các yếu tố xã hội. Ví dụ: Ở thời phong kiến, người phụ nữ không được đi học, chỉ ở nhà nội trợ, chăm sóc chồng con. Nhưng hiện nay, trẻ em gái, phụ nữ đều được đi học, đi làm, tham gia các hoạt động xã hội,... • Đa dạng, khác nhau ở các vùng, quốc gia. Ví dụ, trang phục truyền thống của đàn ông Scotland là váy kẻ caro.1.3. Một số khái niệm liên quan về giớia. Vai trò giới Vai trò giới là những trông đợi về những hành vi, trách nhiệm đượcxác định là phù hợp đối với phụ nữ và nam giới trong một xã hội cụ thể.Vai trò giới và mối quan hệ giới có thể biến đổi qu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: