Danh mục

CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2020

Số trang: 39      Loại file: pdf      Dung lượng: 516.87 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thiên tai ở Việt Nam là tác nhân gây cản trở trực tiếp tới sự phát triển kinh tế, phát triển bền vững, gia tăng đói nghèo; là trở ngại lớn trong quá trình phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển đất nước. Việt Nam có tới hơn 80% dân số có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai. Thiên tai xảy ra đã làm mất đi nhiều thành quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước. Chỉ tính 10 năm qua (1998-2007), các loại thiên tai như: bão, lũ, tố lốc... đã gây thiệt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2020 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG Thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 Hà Nội, tháng 11 năm 2008   MỤC LỤC I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG ......................... 1 II. MỤC TIÊU ............................................................................................................................. 2 III. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ........................................................ 3 1. Các lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch hành động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai ................3 2. Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách .....................................................3 3. Hoàn thiện tổ chức...............................................................................................................................4 4. Lồng ghép nội dung Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 vào chương trình, kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn ..................4 5. Lập và rà soát qui hoạch .....................................................................................................................5 6. Xã hội hoá và phát triển nguồn nhân lực ..........................................................................................5 7. Nâng cao nhận thức của cộng đồng ..................................................................................................5 8. Phát triển khoa học công nghệ về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai .......................................6 9. Củng cố hệ thống đê điều, hồ đập .....................................................................................................6 10. Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế .............................................................................................7 IV. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN.................................................................. 7 GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH ............................................................................................. 7 1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách .....................................7 2. Nâng cao năng lực .............................................................................................................................12 3. Rà soát, điều chỉnh bổ sung và lập quy hoạch. ..............................................................................15 4. Hợp tác quốc tế. .................................................................................................................................23 GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH................................................................................................... 23 V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN..................................................................................................... 30 1. Trách nhiệm của các đơn vị thực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT ...........................................30 2. Trách nhiệm của địa phương ............................................................................................................32 VI. NGUỒN LỰC ....................................................................................................................... 32 VII. ĐÁNH GIÁ ........................................................................................................................... 35 1. Nguyên tắc thiết lập hệ thống M & E .............................................................................................35 2. Phạm vi theo dõi, đánh giá theo kế hoạch 5 năm ..........................................................................35 3. Kết nối hệ thống từ Bộ Nông nghiệp và PTNT xuống tỉnh .........................................................36 4. Nhân sự và kinh phí vận hành hệ thống giám sát và đánh giá.....................................................36 PHỤ LỤC: TỔNG HỢP CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN   Chương trình, Kế hoạch Hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống và GNTT đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT  I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG Thiên tai ở Việt Nam là tác nhân gây cản trở trực tiếp tới sự phát triển kinh tế, phát triển bền vững, gia tăng đói nghèo; là trở ngại lớn trong quá trình phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển đất nước. Việt Nam có tới hơn 80% dân số có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai. Thiên tai xảy ra đã làm mất đi nhiều thành quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước. Chỉ tính 10 năm qua (1998-2007), các loại thiên tai như: bão, lũ, tố lốc... đã gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản của nhà nước và nhân dân: làm chết và mất tích 5.155 người, bị thương 5.530 người; làm đổ, trôi, ngập, hư hỏng khoảng 5.494.000 ngôi nhà. Thiệt hại về vật chất lên tới 55.542 tỷ đồng. Trên phạm vi toàn cầu, thiên tai được dự báo sẽ xảy ra ngày càng nhiều hơn về số lượng, phức tạp hơn về diễn biến và nghiêm trọng hơn về hậu quả. Sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu, các hiện tượng El Nino, La Nina và sự gia tăng các cơn bão nhiệt đới, hạn hán gần đây trên thế giới và trong khu vực đã có tác động trực tiếp đến tình hình thời tiết và thiên tai ở nước ta. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến toàn bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Việt Nam có hai vùng bị ảnh hưởng nặng nhất, đó là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Cửu Long, đây là hai khu vực sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước. Ảnh hưởng đến đất canh tác là ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực, đời sống của người dân và các hệ thống công trình khác. Sinh kế của hàng chục triệu người Việt Nam đang bị đe dọa với những ản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: