Danh mục

Chương trình số 5612/BCN-BQP

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 195.84 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương trình số 5612/BCN-BQP phối hợp hoạt động “quân đội tham gia phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2006-2010” do Bộ Công nghiệp - Bộ Quốc phòng ban hành
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương trình số 5612/BCN-BQP BỘ CÔNG NGHIỆP - CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ QUỐC PHÒNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- -------- Số: 5612/BCN-BQP Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2005 CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG “QUÂN ĐỘI THAM GIA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2006-2010”. Để thực hiện mục tiêu “Động viên và huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp phục vụ nông thôn và các dịch vụ khuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước, các vùng lãnh thổ và từng địa phương” và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Quân đội ta là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất” nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001- 2010; Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Công nghiệp và Bộ Quốc phòng thống nhất Chương trình phối hợp hoạt động “Quân đội tham gia phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2006-2010” với những nội dung sau: I- MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP 1. Khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện để các đơn vị quân đội tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị; quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước, các vùng lãnh thổ và từng địa phương và Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá. 2. Góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đối với vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đặc biệt là các khu kinh tế quốc phòng góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, từng bước cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân và hình thành các cụm làng, xã tạo nên vành đai bảo vệ biên giới trong thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ tổ quốc. 3. Khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện thực hiện cơ chế liên kết giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp quốc phòng và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nhằm huy động mọi nguồn lực vào sự nghiệp phát triển công nghiệp nông thôn. 4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước của Bộ Công nghiệp đối với việc sản xuất sản phẩm kinh tế tại các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, đồng thời tạo điều kiện cho quân đội thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia phát triển kinh tế xã hội tại các địa bàn chiến lược. II- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP 1. Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm động viên và huy động các nguồn lực của quân đội tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Căn cứ vào thực tế thực hiện, hai Bộ sẽ phối hợp để kịp thời ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung ban hành mới các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để các đơn vị quân đội có khả năng tham gia phát triển công nghiệp ở nông thôn. 2. Các hoạt động thông tin tuyên truyền. - Phối hợp tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về chủ trương định hướng phát triển công nghiệp nông thôn; cung cấp thông tin về giá cả, thị trường, sản phẩm, khoa học công nghệ và các thông tin khác liên quan đến các đối tượng tham gia chương trình phát triển công nghiệp nông thôn. - Thường xuyên trao đổi thông tin về các hoạt động của mỗi bên trong việc thực hiện; phát hiện và tổng kết kinh nghiệm quản lý, giới thiệu gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiến tiến về chương trình phát triển công nghiệp ở nông thôn. 3. Đào tạo nguồn nhân lực về công nghiệp nông thôn - Phối hợp trong việc tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật phục vụ cô ng nghiệp nông thôn tại các cơ sở nghiên cứu khoa học – đào tạo của mỗi Bộ; xây dựng các giáo trình, tài liệu phục vụ việc đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng. - Phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề, truyền nghề, phát triển nghề cho lao động nông thôn. - Hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ các đơn vị quân đội có khả năng để có thể tham gia vào mọi hoạt động khuyến công. 4. Các hoạt động học tập trao đổi kinh nghiệm, liên doanh liên kết và xúc tiến thương mại - Phối hợp tổ chức các hoạt động tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh giỏi, các mô hình sản xuất điểm, mô hình trình diễn kỹ thuật điển hình cho các đối tượng quan tâm. - Giúp đỡ tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất công nghiệp của quân đội tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm nhằm quảng bá sản phẩm và thương hiệu, giúp tìm kiếm thị trường. 5. Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ Phối hợp hướng dẫn, tổ chức xây dựng v ...

Tài liệu được xem nhiều: