Thông tin tài liệu:
- Thế giới quan (world view, world outlook) là toàn bộ những quan niệm, quan điểm chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vai trò của con người trong thế giới.
TGQ bao hàm nhân sinh quan (toàn bộ những quan niệm, quan điểm chung nhất về xã hội, con người).
- Nguồn gốc của thế giới quan: TGQ là kết quả của quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn. Trong nguồn gốc của TGQ vừa có yếu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG VI CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG – CƠ SỞ CỦA THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC
CHƯƠNG VI
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG –
CƠ SỞ CỦA THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC
I. THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN
KHOA HỌC
1. Thế giới quan và các hình thức của
thế giới quan
a) Khái niệm thế giới quan (TGQ)
- Thế giới quan (world view, world outlook)
là toàn bộ những quan niệm, quan điểm chung
nhất của con người về thế giới, về bản thân
con người, về cuộc sống và vai trò của con
người trong thế giới.
TGQ bao hàm nhân sinh quan (toàn bộ những
quan niệm, quan điểm chung nhất về xã hội,
con người).
- Nguồn gốc của thế giới quan: TGQ là kết
quả của quá trình nhận thức và hoạt động thực
tiễn. Trong nguồn gốc của TGQ vừa có yếu tố
khách quan, vừa có yếu tố chủ quan.
- Hình thức biểu hiện của TGQ: thế
giới quan có thể là những quan điểm rời
rạc hay hệ thống những quan điểm.
TGQ phản ánh thế giới ở ba góc độ:
- Các đối tượng khách quan bên ngoài chủ thể
- Bản thân chủ thể
- Mối quan hệ giữa chủ thể với khách thể.
Chủ thể của TGQ có thể là cá nhân hay
cộng đồng.
- Cấu trúc của TGQ:
TGQ là thể thống nhất giữa tri thức
và tình cảm, lý trí và niềm tin, trong đó
tri thức có vai trò quan trọng hàng đầu.
Tuy nhiên, tri thức chỉ trở thành TGQ
khi nó gắn liền với tình cảm và niềm
tin.
b) Những hình thức lịch sử cơ bản
của thế giới quan
TGQ có nhiều hình thức phát triển từ
thấp lên cao : huyền thoại, tôn giáo, triết
học.
- Thế giới quan huyền thoại là hình thức
TGQ đầu tiên của người nguyên thủy. Nó
giải thích nguồn gốc của các hiện tượng tự
nhiên và xã hội bằng sự sáng tạo và quy
định của thần thánh.
- Thế giới quan tôn giáo là niềm tin mù
quáng của con người vào một lực lượng siêu
tự nhiên có liên quan đến số phận của họ và
đồng thời cũng là khát vọng của con người
mong có được sự che chở, cứu giúp, giải
thoát khỏi những đau khổ trần gian để đạt
đến hạnh phúc vĩnh cửu ở thế giới bên kia.
TGQ tôn giáo là sự phản ánh hư ảo thế
giới hiện thực. Nó có nguồn gốc nhận thức
và nguồn gốc xã hội.
Thế giới quan triết học là hình thức và cấp
độ cao nhất của TGQ, là sự nhận thức thế
giới bằng tư duy lý luận.
Nếu thần thoại và tôn giáo là niềm tin mù
quáng vào những lực lượng siêu tự nhiên, thì
triết học chứng minh quan điểm của mình
bằng những lập lôgic của tư duy.
Triết học là hệ thống những quan điểm,
nguyên lý chung nhất về tồn tại và nhận thức
và về quan hệ của con người đối với thế
giới, vì thế là hạt nhân cơ bản của TGQ.
2. Thế giới quan duy vật và lịch sử phát
2.
triển của TGQ duy vật
a) TGQ duy tâm và TGQ duy vật
a)
TGQ duy tâm cho rằng tinh thần (ý thức,
tư duy) có trước, sinh ra và quyết định vật
chất (tự nhiên).
Thần thoại và tôn giáo là những hình thức
đầu tiên của TGQ duy tâm. Triết học duy
tâm là hình thức TGQ duy tâm xuất hiện sau
thần thoại và tôn giáo.
TGQ duy tâm có hai loại: DT khách quan
và DT chủ quan.
TGQ duy vật thừa nhận bản chất vật
chất của thế giới và vai trò quyết định của
vật chất đối với ý thức.
b) Lịch sử phát triển của TGQ duy vật
TGQ duy vật có những hình thức lịch sử
cơ bản như:
- TGQ duy vật trực quan, thô sơ, chất
phát thời cổ đại.
- TGQ duy vật siêu hình, máy móc thời
cận đại
- TGQ duy vật biện chứng thời hiện đại.
TGQ duy vật biện chứng được C. Mác và
Ph. Ăngghen phát triển trên cơ sở kế thừa hạt
nhận hợp lý trong phép biện chứng duy tâm
của Hêghen.
II. NỘI DUNG, BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA
DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỚI TƯ CÁCH LÀ HẠT
NHÂN CỦA TGQ DUY VẬT
1. Nội dung của TGQ duy vật biện
chứng
a) Quan điểm duy vật biện chứng về thế
giới
- Bản chất của thế giới là vật chất. Thế
giới thống nhất ở tính vật chất.
- Ý thức không tồn tại độc lập, mà là
thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức
cao là não người. Vật chất quyết định nguồn
gốc và nội dung của ý thức.
- Các sự vật, hiện tượng trong thế giới
liên hệ, vận động, phát triển không phụ
thuộc ý thức.
- Nhận thức của con người là sự phản ánh
thế giới khách quan.
b) Quan điểm duy vật về xã hội
b)
- Xã hội là một bộ phận của tự nhiên, là hình
thái vận động cao nhất của thế giới vật chất.
- Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và
phát triển của xã hội.
- Xã hội vận động, phát triển theo quy luật
khách quan. Sự phát triển của các hình thái kinh
tế - xã hội là quá trình lịch sử-tự nhiên.
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
YTXH là phản ánh của TTXH.
- Quần chúng nhân dân là chủ thể của lịch sử.
2. Bản chất của TGQ duy vật biện
2.
chứng
a) Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản
a)
của triết học
- Khẳng định vật chất có trước, ý thức có
sau; vật chất quyết định ý thức, nhưng ý
thức có vai trò vô cùng to lớn. Quan hệ vật
chất – ý thức không phải là quan hệ một
chiều, mà là quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau trên cơ sở hoạt động thực tiễn.
- Khẳng định khả năng nhận thức thế giới
của con người.
b) Thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật
và phép biện chứng
...