Danh mục

Chuột rút

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 164.11 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đây là tình trạng co rút cơ đột ngột gây đau khi đang vận động, kéo dài từ vài giây đến 15 phút, và rất thường gặp trong tennis và các môn thể thao khác làm giảm phong độ hoặc phải bỏ chơi giữa chừng..Các vùng cơ thường bị chuột rút nhất là: cơ cẳng chân, cơ đùi trước và sau, kế đến là cơ bụng, bàn tay, bàn chân, lưng, cánh tay… Thường gặp ở những người lớn tuổi trên 40, trẻ em, người béo phì; mắc một số bệnh lý hoặc đang dùng một số thuốc điều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuột rút Chuột rút Đây là tình trạng co rút cơ đột ngột gây đau khi đang vận động, kéo dài từ vàigiây đến 15 phút, và rất thường gặp trong tennis và các môn thể thao khác làm giảmphong độ hoặc phải bỏ chơi giữa chừng. Các vùng cơ thường bị chuột rút nhất là: cơ cẳng chân, cơ đùi trước và sau, kếđến là cơ bụng, bàn tay, bàn chân, lưng, cánh tay… Thường gặp ở những người lớn tuổi trên 40, trẻ em, người béo phì; mắc một sốbệnh lý hoặc đang dùng một số thuốc điều trị cao huyết áp, lợi tiểu…, và tập luyện quásức hoặc chơi trong môi trường quá nóng. Nguyên nhân: 1. Cơ bắp không đủ sức mạnh và độ dẻo, hoặc teo cơ do tuổi tác. 2. Khởi động, làm nóng không kỷ trước khi tập luyện làm cơ dễ bị co rútphản ứng với những động tác đột ngột, và dễ ứ đọng axit lactic trong cơ làm cơ maumệt, kích thích thần kinh tủy sống gây co rút cơ liên tục. 3. Mất nước, chất điện giải(kali, magie, calci) và muối, đặc biệt khi chơitrong môi trường quá nóng ra nhiều mồ hôi. Xử trí tại sân: 1. Ngưng chơi ngay, vào nghỉ ở khu vực thoáng mát. 2. Xoa bóp nhẹ vùng cơ đau, làm động tác kéo giãn cơ bị rút và giữ chođến khi hết tình trạng co rút. Tránh động tác gây đau và co rút cơ. 3. Chườm nóng lên vùng cơ đang rút căng trước, và sau đó chườm lạnh lênvùng cơ đau. 4. Uống bù nước, muối và chất điện giải(nước thể thao, ăn chuối…) 5. Nếu chuột rút xảy ra nhiều lần nữa trong lúc tập luyện, hoặc kéo dàikhông đáp ứng với các biện pháp xử trí trên, bạn nên gọi cấp cứu hoặc đến khám bácsĩ chuyên khoa y học thể thao. Phòng ngừa: 1. Tập luyện sức mạnh và độ dẻo, độ bền cơ bắp thường xuyên. 2. Khởi động, làm nóng đúng cách và đủ thời gian trước khi chơi. Đặc biệtcác động tác kéo giãn cơ cẳng chân, cơ đùi. 3. Uống nước đầy đủ trước, trong và sau khi chơi. Bổ sung muối, chất điệngiải, và carbonhydrat bằng các chế phẩm dùng cho thể thao hay các thực phẩm thíchhợp. 4. Nên đến bác sĩ chuyên khoa y học thể thao tư vấn nếu bạn lớn tuổi, đangmắc một số bệnh hay đang uống thuốc đặc trị mà muốn chơi thể thao. Bong gân cổ chân Bong gân cổ chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất trongtennis, cầu lông, bóng đá…. Nhưng, một khi bị chấn thương, nhiều lúc chúng ta khôngbiết xử trí đúng cách và tập phục hồi như thế nào cho nhanh trở lại bình thường. Bong gân là tình trạng dây chằng bị dãn hoặc rách khi chấn thương. Bong gândây chằng bên ngoài khi lật cổ chân vào trong là thường gặp nhất. Cổ chân sẽ sưng vàđau chói ở mặt trước ngoài, đôi khi bầm tím và đau nhiều làm đi không được ở nhữngtrường hợp nặng . Xử trí: Ngay lúc chấn thương, áp dụng ngay nguyên tắc RICE: Rest: Khi bong gân, phải ngưng chơi ngay. Ice: Chườm túi nước đá lên vùng sưng đau 10-20 phút mỗi 3-4 lần trong48 giờ đầu. Compression: Dùng băng thun băng ép nhẹ cổ chân. Elevation: Ngồi hoặc nằm kê chân cao. Uống thuốc giảm đau kháng viêm. Không nên xoa bóp dầu nóng, thuốc rượu,đắp muối, vì sẽ làm máu bầm nhiều hơn và dây chằng lành không tốt. Nếu sau 3-5 ngày mà vẫn còn sưng đau, đi không được nên đến khám bác sĩchuyên khoa chấn thương thể thao. Tập phục hồi: Một vài ngày sau khi giảm sưng, đau phải tập phục hồi ngay. Chương trình tậpgồm 3 phần chính: 1. Lấy lại tầm vận động và sự mềm dẻo của khớp: gập duỗi nhẹ nhàng cổ chân.Sau 5-7 ngày, bắt đầu tập bẻ cổ chân vào trong và ra ngoài. Làm bài tập kéocăng(stretching) gân cơ bụng chân, gót chân. 2. Lấy lại sức mạnh cổ chân: sau khi tầm vận động đạt 60-70%, tập sức mạnhgân cơ vùng cổ chân: Đá chân với tạ, hoặc dây cao su chun giãn. 3. Tập thăng bằng: Sau khi tầm vận động và sức mạnh cổ chân gần như hoàntoàn, tập đứng 1 chân trên chân đau, dang chân còn lại và 2 tay, giữ trong 1 đến 2 phút. Khi nào chơi thể thao lại? Khi cổ chân hết sưng, hết đau khi vận động; tầm vận động, sự mềm dẻo và sứcmạnh của cổ chân gần như bình thường. Khi vận động nên mang băng, nẹp chuyên dùng cố định cổ chân một thời giantrong lúc tập cho sức mạnh cổ chân trở lại bình thường.

Tài liệu được xem nhiều: