Thông tin tài liệu:
Các dịp họp mặt gia đình, bạn bè là lúc cần đến kĩ thuật chụp chân dung nhóm chủ thể. Để có một chân dung nhóm đẹp, bạn không nhất thiết vận dụng nhiều yếu tố kĩ thuật, nhưng cũng không đơn giản vì có khá nhiều điều lưu ý. Hậu cảnh chìm đồng dạng.Yếu tố nào làm nên bức ảnh chụp người đẹp? 90% chất lượng ảnh nằm ở nét mặt của các chủ thể, phần còn lại tùy thuộc vào bố cục ánh sáng và tư thế hình thể. Sử dụng chân máy sẽ giúp tăng độ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chụp chân dung gia đình
Chụp chân dung gia đình
Các dịp họp mặt gia đình, bạn bè là lúc cần đến kĩ thuật chụp chân
dung nhóm chủ thể. Để có một chân dung nhóm đẹp, bạn không nhất thiết
vận dụng nhiều yếu tố kĩ thuật, nhưng cũng không đơn giản vì có khá nhiều
điều lưu ý.
Hậu cảnh chìm đồng dạng
Yếu tố nào làm nên bức ảnh chụp người đẹp? 90% chất lượng ảnh
nằm ở nét mặt của các chủ thể, phần còn lại tùy thuộc vào bố cục ánh sáng
và tư thế hình thể.
Sử dụng chân máy sẽ giúp tăng độ sắc nét cho ảnh và máy nên thiết
lập tốc độ ISO thấp nhất.
Điều kiện lý tưởng để chụp ảnh chân dung cho gia đình là vào buổi xế
chiều và ngoài trời. Ánh sáng thời điểm này không quá sáng hoặc quá tối
trên các góc ảnh. Hãy chọn một cảnh nền cho bức ảnh có tính chất tương
đồng và chìm, có thể là vách tường, thảm cỏ xanh xa tít hay rặng cây xanh…
Hậu cảnh một góc nhà, trên đường phố… khá rối nếu để chọn làm phông
ảnh.
Sắp xếp bố cục
Sau khi xác định được hậu cảnh, tiếp theo bạn chọn vị trí ngồi cho
mọi người trong gia đình: một tảng đá lớn, một thân cây, hay một chiếc bàn
nhỏ nơi hiên nhà, một băng ghế dài… Mục đích của việc sắp xếp chỗ ngồi
chính là để có được tầm cao gương mặt khác nhau cho bức ảnh.
Cho một vài người ngồi trên ghế, một số khác ngồi xuống đất và trẻ
nhỏ ngồi thấp dưới đất. Không nên ngồi xếp bằng, hãy giúp mọi người ngồi
chụm gối và chân xếp vào nhau để về một phía hông. Tư thế đứng và nhìn
về một hướng nào đó cũng sẽ tạo hiệu ứng chênh lệch chiều cao trong bố
cục ảnh. Lưu ý đừng để đầu người này che khuất đầu người kia theo cả chiều
ngang và chiều dọc.
Đừng chọn tư thế ngồi đối diện vai vuông góc với ống kính, hãy chọn
góc xoay người nhẹ cho các chủ thể. Những người đeo kính nên cầm kính ở
tay hoặc gỡ xuống đeo trên khuy cổ áo.
“Đạo diễn” tư thế cho các chủ thể
Hãy sáng tạo hơn trong việc sắp xếp nhóm người cho bức ảnh. Thay
vì một nhóm lớn đều tăm tắp mười mấy người, bạn có thể chia thành các
nhóm nhỏ đứng cạnh nhau một cách ngẫu hứng. Một bên vai chồng lên nhau
sẽ khiến đầu các chủ thể gần nhau hơn. Chỉ cần thấy một bên vai trong ảnh
là đủ.
Chủ thể tuyệt đối không nên để xuôi tay bên hông. Hãy để tay vào túi,
choàng vai nhau hay khoác tay, nắm tay nhau… Các tư thế đan chéo tay
tương tự sẽ giúp ảnh chụp trông năng động hơn lên. Với chân, nên lưu ý các
tư thế thật tự nhiên: ngồi bắt chéo chân, bàn chân hợp góc 45 độ khi đứng…
Sau khi ổn định bố cục cho chủ thể, hãy lùi lại và kiểm tra qua một
lượt các hiệu ứng trên máy để đảm bảo ảnh chụp đúng ý định sáng tạo của
bạn.
Lưu ý ánh sáng
Nguồn sáng lý tưởng là ánh sáng cường độ thấp và dải rộng. Chụp ảnh
dưới bầu trời đầy nắng vào giữa trưa sẽ đổ bóng dưới mắt cho chủ thể. Hãy
phản xạ ánh sáng vào vùng bóng này hoặc dùng đèn flash phụ trợ để tránh
tình trạng này.
Ngoài ra, nên tận dụng ánh sáng hoàng hôn hoặc ánh sáng phản xạ từ
một cao ốc sơn trắng để có nguồn sáng lý tưởng cho ảnh. Một cách khác
thường dùng để tránh bóng râm trên gương mặt chủ thể là chụp ảnh chủ thể
đứng dưới một vài nhánh cây phía trên cao.
Bấm máy
Ngắm sao cho chủ thể nằm vào trung tâm khung hình, chừa một
khoảng trống để cắt cúp sau này. Lúc bấm máy, hãy thực hiện một thao tác
nào đó để thu hút sự chú ý của mọi người giúp ánh mắt các chủ thể cùng
nhìn về một hướng. Giải pháp quen thuộc cuối cùng là chụp các gương mặt
tươi cười hạnh phúc.
Ngoài ra, có thể chụp hình ảnh mọi người đang nhìn nhau thay vì
cùng nhìn vào ống kính máy ảnh. Bố cục dạng này khó hơn. Để tránh tình
trạng nhắm mắt, hãy ra hiệu khi chụp ảnh hoặc chụp hàng loạt ảnh và lựa
chọn sau.
Tinh chỉnh máy ảnh mới
Bạn có một chiếc máy ảnh mới nhưng chưa biết sử dụng thế nào cho
đúng. Có một số bước tinh chỉnh quan trọng đối với một chiếc máy ảnh mới
mà bạn cần biết để có được những bức ảnh ưng ý hơn.
Bật chế độ Burst: Với những chiếc máy ảnh “ngắm-và-chụp” (point-
and-shoot) thì thật khó có thể chụp được những bức ảnh liên tiếp như kiểu
máy số DSLR. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng chế độ “burst mode” hoặc
“continuous shooting” (chụp liên tiếp) để có được những bức ảnh ưng ý hơn
trong một loạt các bức ảnh chụp.
Điều chỉnh độ nhạy sáng: Với những chiếc máy ảnh “ngắm-và-
chụp” thì độ nhạy sáng (ISO) nên để ở mức 400; còn với những chiếc máy
DSLR cấp thấp thì ISO nên được điều chỉnh trong khoảng từ 800-1600. ISO
càng lớn thì mức nhiễu càng lớn hơn nhưng trong điều kiện ánh sáng thấp
thì ảnh sẽ đẹp hơn. Trong điều kiện ánh sáng vừa phải thì nên để độ ISO ở
mức trung bình.
Tắt đèn flash: Đôi khi đèn flash lại là nguồn gốc vấn đề khiến cho
ảnh chụp xấu hơn. Có vài cách để hạn chế “tác hại” của đèn flash. Thứ nhất
là kiểm tra thủ công khoảng cách tối thiểu và tối đa của đèn flash, thường từ
2 – 3,6m. Thứ hai là đối với máy ...