7. Về bộ mặt Phần trọng yếu trong cách thể hiện con người của ảnh chân dung là bộ mặt. Tả con người mà hình ảnh không nhận rõ mặt mũi nhân vật là ai thì còn gì là tác dụng của ảnh chân dung nữa. Chụp chân dung không những để mô tả mà còn có mục đích ca ngợi vẻ đẹp của con người để khích lệ, cải tạo và bảo vệ sự sống, cho nên ảnh vừa phải giống như thực vừa tôn thêm giá trị của vẻ đẹp nhân vật mời đạt tính chân thực và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHỤP CHÂN DUNG (Phần 3 và hết) CHỤP CHÂN DUNG (Phần 3 và hết) 7. Về bộ mặt Phần trọng yếu trong cách thể hiện con người của ảnh chân dung là bộ mặt. Tảcon người mà hình ảnh không nhận rõ mặt mũi nhân vật là ai thì còn gì là tác dụng củaảnh chân dung nữa. Chụp chân dung không những để mô tả mà còn có mục đích ca ngợi vẻ đẹp củacon người để khích lệ, cải tạo và bảo vệ sự sống, cho nên ảnh vừa phải giống như thựcvừa tôn thêm giá trị của vẻ đẹp nhân vật mời đạt tính chân thực và tiêu chuẩn tạo hìnhnghệ thuật. Phương ngôn ta có câu: Trông mặt mà bắt hình dong, vì mặt là nơi tập trungnhất trong thái độ, tình cảm, vẻ mặt là tiêu biểu cho việc thể hiện tâm trạng con người.Muốn xác nhận rõ vẻ mặt người trong ảnh, không những đường nét cơ bản phải thậtchính xác, mà đến cả các chi tiết nhỏ của từng bộ phận trong khuôn mặt cũng phải nổibật bằng kiểu cách thích hợp với phong thái và nội tâm nhân vật. Do đó người chụpảnh chân dung nghệ thuật cần có trách nhiệm nghiên cứu nắm vững các điều cần thiếtvề cách nhận xét và thủ pháp tạo hình bố cục bộ mặt đối tượng để diễn tả được chínhxác đầy đủ bản chất của vẻ mặt từng người. ảnh chỉ có khả năng thu hình theo bề mặt đối diện trực tiếp của đối tượng,không thể hấp thụ toàn thể một cách tinh tế như thị giác, con người lại muôn hìnhmuôn vẻ, chẳng ai giống ai, ở khuôn mặt mỗi người lại có những nét đặc trưng riêngcủa thể chất và cá tính; nên khi chụp phải biết chọn bề nào, điểm nào đại diện, tiêubiểu nhất, khiến người xem ảnh dễ căn cứ vào đó để hình dung đúng khuôn mặt thực,đồng thời còn phải hướng ống kính vào đường nét đều đặn, có mầu sắc hài hòa nhất vàkết hợp với thủ pháp tạo hình bố cục khôn khéo cho nổi bật cho thuận mắt để thu gọnlấy các chi tiết điển hình đặc biệt trên nét mặt của nhân vật mới đạt hiệu quả như mongmuốn. Phương pháp nhận định các đặc điểm thuận lợi hay bất lợi cho việc thu hình ởkhuôn khổ vẻ mặt đối tượng, cũng không khác gì cách phân biệt xấu hay đẹp của bộmặt theo sự nhìn ngắm thông thường. Khi bắt gặp một bộ mặt, trước hết người ta thường khái quát xem khuôn khổcủa nó tròn, vuông, trái xoan hay ngắn ngủi, dài ngoẵng hay bầu bĩnh, gân guốc hayhom hem... kế đó là bự đánh giá về sắc diện xem thuộc loại hồng hào, xám ngắt, xanhbủng, trắng trẻo hay xam đen, bánh mật; rồi mới tập trung ngắm nghía kỹ càng từđường nét, chi tiết và vẻ biểu lộ tình cảm của các bộ phận trọng yếu như đôi mắt, cáimũi, cái miệng, gò má, mái tóc... ở đôi mắt nổi bật lên là vành mi nặng nề hay nhẹ nhõm; đuôi con mắt hẹp, rộngxếch hay ngang, xuôi; lông mày rậm, thưa, dữ tợn hay thanh tú, ngang bằng hay ngượcngạo; toàn thể con mắt thuộc loại trố, sâu, ti hí, lá dăm hay một mí, bồ câu và căn cứvào đó nhận ra vẻ biểu lộ tính nết tâm trạng của con người như: hiền từ, chân thực, sắcsảo, hung hãn, sâu xa, nồng cháy hay hời hợt, nông cạn. Những quầng mắt sâu haynông, sức tương phản về sắc độ và diện tích giữa lòng đen với lòng trắng, độ dài ngắncủa hai hàng lông mi có thể chứng minh giúp ta kết luận những nhận xét của ta. ở cái mũi là sống mũi cao, thấp, dọc dừa hay lõ, tẹt; lỗ mũi rộng hay hin, mũiquằm diều hâu hay hếch lên như mũi ngựa hí... ở cái miệng, hai vành môi là tiêu biểu của sức gợi cảm tuỳ theo nó vào loại dàymỏng hay cong cớn, hai mép rộng, hẹp, gọn hay thô, hàm răng đều, hay khểnh, vẩu;khi cười chúm chím, toe toét hay méo xệch... Rồi đến gò má cao hay thấp, gày hóp hay núng nính, vành tai có gì khácthường, cái cổ có gì đặc biệt v.v... và v.v... Những mảng lồi lõm, đường nét uốn éo nhỏ to, cao thấp, đầy đặn, mảnh dẻ,nặng nề hay nhẹ nhõm, hoắm sâu của các bộ phận chủ yếu trên khuôn mặt, sẽ cho tamức độ tiếp nhận ánh sáng, bóng tối của nó và khả năng nhiễm hình sẽ ra sao củaphim âm, nhờ đó mới quyết định ra kiểu cách tư thế thích hợp và tạo cách chiếu sángcho nổi bật theo mục đích cần mô tả. 7.1.Kiểu cách chân dung Kiểu cách của bức ảnh chân dung là dáng dấp cảnh vật hoặc con người, đượcsắp xếp, trình bày theo hình thái mỹ thay hiệu quả hấp dẫn mỹ cảm trong người xem. Kiểu cách trong ảnh chân đung nghệ thuật chính là cách hình tượng khái quát,diễn tả vẻ đẹp con người bằng thủ pháp tái thể hiện các điệu bộ về hình dáng, tư thế vàvẻ mặt theo thói quen của nhân vật vào hình ảnh, nhờ sự cảm nhận từ thực tế được gạnlọc, cô đúc một cách tế nhị sáng tạo của tác giả. Chụp ảnh chân đung có sáng tạo được nhiều kiểu cách lạ mắt mới không làmngười xem nhàm chán cũng nhờ kiểu cách mà khắc phục được các hiện tượng khôngbình thường do tật xấu trên khuôn mặt tạo ra. Nhưng, muốn diễn tả con người theohình thái mỹ thuật nào cũng cần phải phù hợp với phong cách, vẻ mặt đối tượng và ýđồ miêu tả mới đạt được chất lượng nghệ thuật. Ví như mái tóc, cần uốn, chải, để đài, tết, cặp như thế nào cho thích hợp vớitừng khuôn mặt và dáng người, mời thuận mắt, tăng thêm vẻ đẹp, biểu lộ đúng bảnchất theo như thành ngữ Việt Nam: Cái tóc là vóc con người. Bố cục kiểu cách cho một bức ảnh chẳng khác nào cách trình bày một bài vănbài thơ để vừa có tác dụng đẹp mắt vừa tượng trưng được tình tiết của nội dung, ngườita có thể dùng các lối chữ: đứng, ngả, viết hoa, viết thường, chân phương hay baybướm... Tuy vậy, dù ảnh chân dung có được điển tả thành thiên hình vạn trạng theo tàihoa nghệ thuật đến bậc nào chăng nữa, vẫn phải dựa theo tư thế và bộ mặt thực của đốitượng mới đủ tiêu chuẩn về giá trị nghệ thuật, mới có tác dụng tái hiện hiện thực. Những kiểu cách thông dụng mà cũng là cơ bản nhất của ảnh chân dung thườngđược thể hiện như sau: 7.1.1.Kiểu chân phương Còn gọi là kiểu chụp chính diện, chụp thẳng, vì đối tượng hướng bộ mặt và thânhình trực diện với ống kính máy ảnh. Để đối tượng ngồi hay đứ ...