Thông tin tài liệu:
Chụp hình trẻ em
•
Hãy thực hiện việc chụp hình một cách tự nhiên không dàn dựng
để trẻ thể hiện nét diễn cảm hồn nhiên. Đối với một số bé thích làm duyên thì việc chụp hình là một cơ hội “quá tốt”. Tuy nhiên, một số trẻ khác e ngại trước ống kính thì cần phải có một ai đó để “ tập trung chú ý” của bé, khiến bé không biết là mình đang “ bị chụp hình”.
• •
Khi chụp hình trẻ em, bạn cần chú ý một số điều như sau: Hãy thực hiện việc chụp hình một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chụp hình trẻ em • Hãy thực hiện việc chụp hình một cách tự nhiên không
Chụp hình trẻ em
• Hãy thực hiện việc chụp hình một cách tự nhiên không dàn dựng
để trẻ thể hiện nét diễn cảm hồn nhiên. Đối với một số bé thích làm duyên thì
việc chụp hình là một cơ hội “quá tốt”. Tuy nhiên, một số trẻ khác e ngại trước
ống kính thì cần phải có một ai đó để “ tập trung chú ý” của bé, khiến bé không
biết là mình đang “ bị chụp hình”.
• Khi chụp hình trẻ em, bạn cần chú ý một số điều như sau:
• Hãy thực hiện việc chụp hình một cách tự nhiên không dàn dựng
để trẻ thể hiện nét diễn cảm hồn nhiên.
• Đối với một số bé thích làm duyên thì việc chụp hình là một cơ
hội “quá tốt”. Tuy nhiên, một số trẻ khác e ngại trước ống kính thì cần phải có
một ai đó để “ tập trung chú ý” của bé, khiến bé không biết là mình đang “ bị
chụp hình”.
• Hãy tận dụng lúc trẻ đang làm duyên làm dáng.
Hình 88: Trẻ vui đùa tự nhiên.
• Việc chụp hình các bé, bạn nên luôn sẵn sàng, vì hầu như mọi lúc
bạn đều có thể bắt được những tấm ảnh hết sức bất ngờ và thú vị. Nếu không
sẵn sàng, người cầm máy thật khó bắt được cảm xúc độc đáo của trẻ.
Hình 89: Diễn cảm của bé.
• Trẻ nghịch ngợm, hiếu động luôn luôn là chủ đề mà chúng ta
thường muốn ghi hình lại. Và nhất là những lúc các bé khóc mếu, hay cười
đùa,… tất cả đều có nét đẹp riêng mà chúng ta khó có thể bỏ qua.
•
Sự tập hợp các trẻ lại với nhau luôn
cơ hội thuận lợi cho các tay săn ảnh “nghiệ
Bắt hình đúng thời điểm diễn cảm luôn để
lại ấn tượng.
Hình 90: Nghịch ngợm và hiếu động.
• Luôn canh máy ngang tầm mắt của trẻ. Không nên chụp từ trên
xuống. Vì do đặc tính của tấm ảnh là mặt phẳng hai chiều nên chụp từ trên
xuống, làm cho ảnh của bé bổng dưng bị thấp (lùn) hơn bình thường. Mặt khác,
sẽ không đạt được sự cân đối giữa đầu và thân hình của bé. Tay chân bổng
dưng ngắn đi.
Hình 91: Canh máy cao hơn tầm mắt trẻ.
• Ngược lại, canh máy thấp hơn tầm mắt của trẻ sẽ tạo cảm giác
đứa trẻ cao hơn thực tế. Tay chân dài ra hơn. Và như thế hình ảnh của đứa bé
cũng bị mất cân đối.
•
Hình 92: Canh máy thấp hơn tầm mắt trẻ.
• Việc canh máy ngang tầm mắt của trẻ luôn là phương cách tốt để
có được một bức ảnh cân đối.
•
•
Hình 93: Vị trí chụp ngang tầm mắt trẻ.