1.Chuyện 30 Tháng Tư Vốn là một quân nhân, sau khi triệt thoái từ miền Trung về Saigon, tôi được bổ xung cho một đơn vị pháo binh đang hành quân ở vùng Củ Chi, Tỉnh Tây Ninh, yểm trợ sư đoàn 25 BB. Khoảng ba tuần trước khi mất nước thì tôi bị thương ở chân. Nằm trong quân y viên Tây Ninh vài ngày, bác sĩ cho về nhà dưỡng thương 1 tháng ở Saigon. Ngày 29 tháng 4, tôi nhờ chú em bà con chở ra bến Bạch Đằng Saigon xem tình hình và thấy rất nhiều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyện 30 tháng 4: Một Mảnh Đời Tỵ Nạn Chuyện 30 tháng 4: Một Mảnh Đời Tỵ Nạn1.Chuyện 30 Tháng TưVốn là một quân nhân, sau khi triệt thoái từ miền Trung về Saigon, tôi được bổ xung chomột đơn vị pháo binh đang hành quân ở vùng Củ Chi, Tỉnh Tây Ninh, yểm trợ sư đoàn 25BB. Khoảng ba tuần trước khi mất nước thì tôi bị thương ở chân. Nằm trong quân y viênTây Ninh vài ngày, bác sĩ cho về nhà dưỡng thương 1 tháng ở Saigon.Ngày 29 tháng 4, tôi nhờ chú em bà con chở ra bến Bạch Đằng Saigon xem tình hình vàthấy rất nhiều tàu kể cả chiếc Viet Nam Thương Tín, Trường Xuân, Tàu Hải Quân, trongsố này có một số tàu đánh cá của một công ty Đức, to rộng rãi và bằng sắt đàng hoàng.Trở về nhà, tôi hối Ba đi trước với chú em con bà Cô. Hai chú cháu lọt được vào căn cứHải Quân và đi theo họ. Riêng tôi còn lần khân ở lại, hy vọng đến phút chót có thể gặp lạiđược Quỳnh Hoa, người yêu đầu đời của mình, nhưng phép lạ không xẩy ra.Sáng ngày 30 tháng Tư, tôi trở lại bến Bạch Đằng, Chiếc tàu Trường Xuân vẫn còn đó,đầy nhóc người, kẻ lên người xuống tấp nập. Từ giữa sông chiếc VN Thương Tín bắt đầudi chuyển về phía kho 5. Tôi đạp xe lần theo, nhưng không vào được cổng. Lính gác cổngkhông cho vào, phải chi tiền, mà tôi thì chỉ còn hai tờ Đức Thánh Trần thôi. Người tađang phá các kho thực phẩm để khuân vác về nhà. Tôi ghé quán chú Ba ăn no bụng vàmua một mớ mì gói mang theo rồi đi ngược về phía Saigon. Dân Saigon ào vào mấychung cư Mỹ khuân ra nào TV tủ lạnh, giường nệm, . Ngang qua tòa Đại sứ Mỹ, còn vàingười lảng vảng ở đó, cửa đóng, bên trong im lìm. Tôi lại trở ra bến Bạch Đằng, nhảyqua mấy chiếc tàu đánh cá của Đức, leo lên chiếc đậu ngoài cùng.Chừng nửa giờ sau, một đám quân nhân súng ống đàng hoàng từ trên 2 xe jeep nhảyxuống, hộ tống một ông mặc đồ vest mang theo cái samsonite căng phồng. Họ nhảyxuống mấy chiếc tàu đánh cá, rồi thử nổ máy từng chiếc. Cuối cùng họ nhảy lên tàu tôiđang đứng, Lính tráng dàn hàng ngang bên thành tàu, súng chĩa vào bờ, không cho ai lênnữa. Khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, chiếc VN Thương Tín bò ra giữasông hướng về Vũng Tàu. Thuyền của tôi theo sau một quãng. Tàu VN Thương Tín điđược một đỗi thì bên kia Thủ Thiêm các đồng chí tương cho 3 quả đạn. Tôi thực sự chẳngbiết là đạn gì. có thể là đạn sung cối. Con tàu VN Thương Tín bèn quay đầu lại 180 độ đingược lại một chút, rồi lại quay đầu một lần nữa 180 độ đi thẳng về hướng Vũng Tàu.Khi tàu chúng tôi đến tầm súng của các “đồng chí”, mấy Sếp lớn rút vào phòng lái, còncác người khác nằm rạp trên sàn tàu phó mặc cho định mệnh. Tôi và một ông Thiếu Tácảnh sát, nằm bên cạnh cửa phòng lái hướng về Saigon. Nín thở qua sông! Ông gìa cảnhsát đang lâm râm cầu nguyện, còn tôi cũng xin Đức Thánh Trần phù hộ cho tai qua nạnkhỏi. Đúng lúc ấy thì nghe một tiếng “bụp” từ phía bên kia Thủ Thiêm dội qua, sèo sèoqua đầu rồi nổ ầm một cái dưới nước, hơi dài! Một phút sau lại một tiêng nổ nữa dướinước, hơi ngắn! Tôi nghĩ bụng:”Các đồng chí ấy đang điều chỉnh đây, một quả dài, một quả ngắn, quả thứ ba thế nàocũng trúng”“ Ác thật, ai mà nhẫn tâm bắn vào kẻ đã buông súng đầu hàng!”Một tiếng ầm vang lên, cánh cửa phòng lái bung ra, lỗ tai tôi lùng bùng, đầu kêu o o nhưcó con ve sầu đang ca hát trong đó. Tôi nhủ thầm, đạn trúng phòng lái rồi. Con Tàu vẫnchầm chậm trôi đi như không có chuyện gì sảy ra. Có ai đó đóng cửa phòng lái lại. Tôiđoán chắc có người bị thương nhưng tuyệt nhiên không nghe tiêng la khóc gì cả. Một đỗisau, dìu ông già đứng dậy. Ông ta chỉ bị thương nhẹ trên môi, còn cẳng chân tôi máuchảy ra xối xả. Tôi vội xé chiếc áo thun đang mặc và cột chặt phía trên chỗ bị thương,một lúc sau vết thương ngừng chảy máu. Coi lại, thấy chỉ bị một mảnh nhỏ ghim vàochân.Chiếc tàu đánh cá chạy cà rịch cà tang sang Singapore. Mỗi ngày được ăn một lần. Nhàbếp nấu một nồi cơm nhỏ, phát cho mỗi người một muỗng cơm. Cứ chìa tay ra, họ đổmuỗng cơm vào bàn tay, mình hất vào miệng thế lá xong.Đến Singapore, có cả ngàn chiếc tàu lớn nhỏ đậu trong vịnh, nhưng không ai được lên bờ.Họ cho thực phẩm, nước, và săng dầu rồi đuổi cả đám qua Subic Bay bên Phi Luật Tân.Rồi qua Guam. Tôi gặp lại Ba tôi và chú em ở đó, rồi cùng nhau qua Mỹ.*2. Một mảnh đời tị nạnĐịnh cư ở Mỹ, tôi làm lại cuộc đời từ con số không. Làm đủ thứ nghề lao động.Những ngày đầu định cư ở Oklahoma lạnh giá, mỗi sáng hai cha con đạp xe đi làm trongtrại ương cây. Chiếc xe tải mui trần chở một đám nhân công ra cánh đồng để đào cây, bóchặt gốc bằng bao bố rồi quăng lên xe tải. Cánh đồng mùa đông đầy tuyết, cứng như đá,những nhát cuốc bổ xuống dội lên tê rần cánh tay. Chỉ đào mươi phút, thân thể nóng ranphải cởi bỏ lớp áo lạnh dầy cộm. Một ngày chỉ đào được 3 cây là cùng, trong khi đó mấyông Mễ cùng toán đào được it nhất 10 cây. Tuy vậy đào cây cũng không cực nhọc bằngkhiêng một đống cây mới đào quăng lên xe tải. Những gốc cây đầy đất và rễ, nhiều khicòn nặng hơn cả thân mình, làm sao khiêng nổi?. Mùa đ ...