Chuyên đề 2 Một số vấn đề về công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ hiện nay
Số trang: 37
Loại file: pdf
Dung lượng: 473.44 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
. Một số vấn đề về lý luận - “Đảng cầm quyền” là khái niệm dùng trong khoa học chính trị, chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành, quản lý đất nước nhằm trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề 2 Một số vấn đề về công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ hiện nay CHUYÊN ĐỀ II MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ HIỆN NAY (Tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp khối Đảng, đoàn thể năm 2013) Phần thứ nhất MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CẦM QUYỀN TRONG TÌNH HÌNH MỚI I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN 1. Một số vấn đề về lý luận - “Đảng cầm quyền” là khái niệm dùng trong khoa học chính trị, chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành, quản lý đất nước nhằm trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp mình. Khái niệm “Đảng cầm quyền” để chỉ vai trò của Đảng khi Đảng đã giành được chính quyền; Đảng lãnh đạo xã hội bằng chính quyền, thông qua chính quyền và mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân. Khi trở thành Đảng cầm quyền thì các chủ trương, đường lối của Đảng mới được thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật và chính sách mang tính pháp lý để toàn xã hội thực hiện. - Khái niệm “Đảng cầm quyền” lần đầu tiên được V.I.Lênin nêu ra. Sau này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng thuật ngữ này để nói về vai trò cầm quyền của Đảng như: Đảng giành được chính quyền, Đảng nắm chính quyền, Đảng lãnh đạo chính quyền, Đảng cầm quyền. Trong Di chúc để lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đảng ta là một đảng cầm quyền”. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được Đại hội toàn quốc lần thứ X, XI thông qua cũng ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền”. - Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng khi chưa giành được chính quyền và khi đã giành được chính quyền (Đảng cầm quyền) rất khác nhau: + Khi chưa có chính quyền, phương thức lãnh đạo của Đảng chủ yếu là các tổ chức đảng và đảng viên trực tiếp tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương đến các hội, đoàn thể, quần chúng “cốt cán”, thậm chí đến từng người dân; từ đó tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Quan hệ của Đảng với nhân dân là quan hệ máu thịt; mọi sự xa rời nhân dân đều có thể dẫn đến tổn thất cho cách mạng, cho sinh mệnh của ngay bản thân tổ chức đảng và đảng viên. Trong điều kiện chưa có chính quyền, trong Đảng không có điều kiện để phát sinh tệ quan liêu, mệnh lệnh, ức hiếp quần chúng. + Khi Đảng đã có chính quyền thì chính quyền là công cụ mạnh mẽ, sắc bén nhất để đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Trong phương thức cầm quyền, ngoài cách thức 2 tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân, Đảng lãnh đạo chính quyền (Nhà nước) thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Thực chất của Đảng cầm quyền là: Đảng lãnh đạo chính quyền và thông qua chính quyền để nhân dân làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. - Trong điều kiện Đảng đã có chính quyền, V.I.Lênin đã cảnh báo các nguy cơ: sai lầm về đường lối, quan liêu, xa rời quần chúng và kiêu ngạo cộng sản. Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm cảnh báo hai nguy cơ: sai lầm về đường lối và sự suy thoái của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người yêu cầu cần phải chiến thắng ba thứ giặc nội xâm là: tham ô, lãng phí, quan liêu; nếu không sẽ làm đổ vỡ cả sự nghiệp của một Đảng cầm quyền. - Ở Việt Nam từ giữa 1947 đến năm 1988, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, còn có Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam tham gia chính quyền, nhưng hai Đảng trên đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 11/1988 đến nay, ở Việt Nam chỉ còn một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện nay, ở Cộng hoà Cu Ba và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào cũng chỉ có một Đảng duy nhất cầm quyền, thực hiện sứ mệnh lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội. 2. Thuận lợi và nguy cơ đối với một Đảng duy nhất cầm quyền Đảng ta là một Đảng duy nhất cầm quyền. Do đó, Đảng có nhiều thuận lợi cơ bản, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ bên trong rất nguy hiểm, có thể làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng bất cứ lúc nào. Cụ thể là: a) Về thuận lợi: - Đảng không có các đảng phái chính trị đối lập, do đó Đảng không có sự cạnh tranh về vai trò lãnh đạo đối với đất nước và xã hội; - Đảng hoạt động một cách công khai, hợp pháp, hợp hiến; vai trò lãnh đạo của Đảng được Hiến pháp quy định (vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định tại Điều 4 của Hiến pháp nước CHXHCNVN); - Đảng có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đảng có Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội hoạt động dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. - Bằng hoạt động thực tiễn hơn 80 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân thừa nhận là người tổ chức, lãnh đạo mọi thắ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề 2 Một số vấn đề về công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ hiện nay CHUYÊN ĐỀ II MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ HIỆN NAY (Tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp khối Đảng, đoàn thể năm 2013) Phần thứ nhất MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CẦM QUYỀN TRONG TÌNH HÌNH MỚI I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN 1. Một số vấn đề về lý luận - “Đảng cầm quyền” là khái niệm dùng trong khoa học chính trị, chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành, quản lý đất nước nhằm trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp mình. Khái niệm “Đảng cầm quyền” để chỉ vai trò của Đảng khi Đảng đã giành được chính quyền; Đảng lãnh đạo xã hội bằng chính quyền, thông qua chính quyền và mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân. Khi trở thành Đảng cầm quyền thì các chủ trương, đường lối của Đảng mới được thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật và chính sách mang tính pháp lý để toàn xã hội thực hiện. - Khái niệm “Đảng cầm quyền” lần đầu tiên được V.I.Lênin nêu ra. Sau này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng thuật ngữ này để nói về vai trò cầm quyền của Đảng như: Đảng giành được chính quyền, Đảng nắm chính quyền, Đảng lãnh đạo chính quyền, Đảng cầm quyền. Trong Di chúc để lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đảng ta là một đảng cầm quyền”. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được Đại hội toàn quốc lần thứ X, XI thông qua cũng ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền”. - Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng khi chưa giành được chính quyền và khi đã giành được chính quyền (Đảng cầm quyền) rất khác nhau: + Khi chưa có chính quyền, phương thức lãnh đạo của Đảng chủ yếu là các tổ chức đảng và đảng viên trực tiếp tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương đến các hội, đoàn thể, quần chúng “cốt cán”, thậm chí đến từng người dân; từ đó tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Quan hệ của Đảng với nhân dân là quan hệ máu thịt; mọi sự xa rời nhân dân đều có thể dẫn đến tổn thất cho cách mạng, cho sinh mệnh của ngay bản thân tổ chức đảng và đảng viên. Trong điều kiện chưa có chính quyền, trong Đảng không có điều kiện để phát sinh tệ quan liêu, mệnh lệnh, ức hiếp quần chúng. + Khi Đảng đã có chính quyền thì chính quyền là công cụ mạnh mẽ, sắc bén nhất để đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Trong phương thức cầm quyền, ngoài cách thức 2 tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân, Đảng lãnh đạo chính quyền (Nhà nước) thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Thực chất của Đảng cầm quyền là: Đảng lãnh đạo chính quyền và thông qua chính quyền để nhân dân làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. - Trong điều kiện Đảng đã có chính quyền, V.I.Lênin đã cảnh báo các nguy cơ: sai lầm về đường lối, quan liêu, xa rời quần chúng và kiêu ngạo cộng sản. Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm cảnh báo hai nguy cơ: sai lầm về đường lối và sự suy thoái của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người yêu cầu cần phải chiến thắng ba thứ giặc nội xâm là: tham ô, lãng phí, quan liêu; nếu không sẽ làm đổ vỡ cả sự nghiệp của một Đảng cầm quyền. - Ở Việt Nam từ giữa 1947 đến năm 1988, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, còn có Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam tham gia chính quyền, nhưng hai Đảng trên đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 11/1988 đến nay, ở Việt Nam chỉ còn một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện nay, ở Cộng hoà Cu Ba và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào cũng chỉ có một Đảng duy nhất cầm quyền, thực hiện sứ mệnh lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội. 2. Thuận lợi và nguy cơ đối với một Đảng duy nhất cầm quyền Đảng ta là một Đảng duy nhất cầm quyền. Do đó, Đảng có nhiều thuận lợi cơ bản, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ bên trong rất nguy hiểm, có thể làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng bất cứ lúc nào. Cụ thể là: a) Về thuận lợi: - Đảng không có các đảng phái chính trị đối lập, do đó Đảng không có sự cạnh tranh về vai trò lãnh đạo đối với đất nước và xã hội; - Đảng hoạt động một cách công khai, hợp pháp, hợp hiến; vai trò lãnh đạo của Đảng được Hiến pháp quy định (vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định tại Điều 4 của Hiến pháp nước CHXHCNVN); - Đảng có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đảng có Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội hoạt động dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. - Bằng hoạt động thực tiễn hơn 80 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân thừa nhận là người tổ chức, lãnh đạo mọi thắ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đảng cầm quyền Vấn đề xây dựng đảng Xây dựng đảng Tài liệu về xây dựng đảng Lý thuyết xây dựng đảng Bộ máy nhà nướcTài liệu liên quan:
-
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 313 0 0 -
9 trang 232 0 0
-
22 trang 151 0 0
-
230 trang 129 0 0
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Xây dựng Đảng năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 trang 129 0 0 -
Ngân hàng câu hỏi và đáp án Đường lối Cách Mạng Đảng cộng sản Việt Nam
27 trang 104 0 0 -
Giáo trình Pháp luật đại cương (Tái bản lần thứ 5) : Phần 1 - Nguyễn Hợp Toàn
194 trang 103 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 1 - ĐH Kinh tế Đà Nẵng
32 trang 92 0 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về lao động: Phần 1
72 trang 68 0 0 -
142 trang 55 0 0