1. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KT-XH VÀ VAI TRÒ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NÓ 1.1 Những tiền đề xuất phát để xây dựng lý luận hình thái KT-XH
- Các Mác đã xem XH là một thể thống nhất của những nhân tố VC và nhân tố YT tạo thành một hệ thống tự phát triển. Theo Mác xã hội dưới bất cứ hình thức nào cũng là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa người với người. - Quan điểm DV về XH đã lấy tồn tại XH để giải thích những hiện tượng về YT XH. -...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề 4: LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
Chuyên đề 4: LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CON
ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
1. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KT-XH VÀ VAI TRÒ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NÓ
1.1 Những tiền đề xuất phát để xây dựng lý luận hình thái KT-XH
- Các Mác đã xem XH là một thể thống nhất của những nhân tố VC và nhân tố YT tạo thành một hệ
thống tự phát triển. Theo Mác xã hội dưới bất cứ hình thức nào cũng là sản phẩm của sự tác động lẫn
nhau giữa người với người.
- Quan điểm DV về XH đã lấy tồn tại XH để giải thích những hiện t ượng về YT XH.
- Quan niệm duy vật về XH đã xem xét XH là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên, vận động và
phát triển theo những quy luật KQ. Tính đặc thù của XH là có sự tham gia của con người có YT. Do đó,
hoạt động của con người không chỉ tuân theo quy luật tự nhiên mà còn tuân theo quy luật bản thân.
- Quan niệm duy vật về XH đã xác định chủ thể của tiến trình lịch sử là quần chúng nhân dân. Vì
vậy, phải xác định một lực lượng cụ thể nào đó trong xã hội là người quyết định lịch sử, phải xuất phát
từ một luận điểm DV cho rằng “sản xuất VC là cái quyết định sự tồn tại phát triển của xã hội. Lực luợng
đó là quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân là bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản bao gồm
những thành phần, tầng lớp liên kế với nhau thành một tập thể dưói sự lãnh đạo của một cá nhân hay
một tổ chứa nào đó để thực hiện những vấn đề về KT, chính trị, Xh trong mỗi giai đoạn lịch sử.
1.2 Cấu trúc XH - Phạm trù hình thái KT-XH
Quan điểm DV của CN Mác xem XH với tư cách là một hệ thống gồm 4 lĩnh vực sau
- Lĩnh vực kinh tế của đời sống XH tức là quan hệ SX, quan hệ kinh tế giữ vai trò là qhệ ban đầu, qhệ
cơ bản quyết định các qhệ khác.
- Lĩnh vực XH tức là qhệ gia đình, tầng lớp XH, giai cấp, dân tộc, trong đó qhệ giai cấp là quan trọng
nhất, đóng vai trò chi phối các qhệ khác trong XH.
- Lĩnh vực chính trị của đời sống XH tức là các tổ chức, các thiết chế quyền lực, hệ thống pháp luật
và tư tưởng chính trị.
- Lĩnh vực tinh thần của đời sống chính trị: đóng góp khoa học của Mác và Ănghen là xác định đúng
vị trí, vai trò của các yếu tố và chỉ ra chiều tác động qua lại giữa chúng; những mối liên hệ bản chất tất
yếu giữa chúng và do đó làm cho cả hệ thống xã hội vận động, biến đổi. Mỗi lĩnh vực trong đời sống
XH đều bị chi phối bởi những yếu tố khác nhau và được CNDV lịch sử triển khai, phân tích bằng hệ
thống những quy luật, những phạm trù sau:
+ Lĩnh vực KT của đời sống XH có các phạm trù như phương thức SX, LLSX, QHSX, đặc biệt là
quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực
chính trị được khái quát trong các phạm trù như cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng và nhất là quy luật
CSHT quyết định KTTT và sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT.
+ Lĩnh vực XH có các phạm trù như giai cấp, đấu tranh giai cấp, kết cấu giai cấp và sự phân chia
giai cấp do địa vị các tập đoàn người trong hệ thống SX xã hội quy định, đến lượt nó thì giai cấp giữ vị
trí thống trị trong hệ thống sản xuất lại quy định chính trị. Còn đấu tranh giai cấp trong XH có giai cấp
đối kháng là một trong những động lực phát triển của XH.
+ Lĩnh vực tinh thần của đời sống XH được nghiên cứu trong mối qhệ giữa tồn tại XH và YT XH,
tính độc lập tương đối của YT XH, các cấp độ, các hình thái của YT-XH và vai trò ngày càng to lớn của
YT XH trong quá trình phát t riển XH.
Vậy hình thái KT-XH là một phạm trù của CNDV lịch sử dùng để chỉ XH trong
từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định với những QHSX của nó thích ứng với
LLSX ở một trình độ nhất định và với một KTTT được xây dựng dựa trên những quan
hệ đó.
1.3 Phép biện chứng về sự vận động phát triển của các hình thái KT-XH
1.3.1 Biện chứng giữa LLSX và QHSX (thực chất đây là quy luật QHSX phù hợp với trình độ
phát triển của LLSX)
- Sự vận động, phát triển của LLSX quyết định và làm thay đổi QHSX cho phù hợp với LLSX.
- LLSX quyết định QHSX nhưng QHSX lại có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát
triển của LLSX. Bản thân QHSX không thụ động mà có vai trò tích cực, nó có thể thúc đẩy hoặc k ìm
hãm đối với sự phát triển của LLSX. Ta xét 2 trường hợp:
+ Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX nó sẽ đóng vai trò thúc đẩy làm cho
LLSX không ngừng phát triển. Một QHSX được coi là phù hợp với tr ình độ phát triển của LLSX là
QHSX phải tạo điều kiện tối ưu cho việc sử dụng và kết hợp giữa TLSX và người lao động thì QHSX ấy
mới được gọi là QHSX tiến bộ.
+ QHSX không phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì sẽ kìm hãm, trói buộc LLSX. Thể
hiện ở 2 trường hợp:
. TH1: QHSX quá lạc hậu hơn trình độ phát triển của LLSX, đây là trường hợp thường xảy ra ở
các nước tư bản phát triển. Do LLSX ở các nước TB mang tính chất XH hóa còn QHSX là sở hữu tư
nhân TLSX. Các nhà kinh tế TB đã có những điều chỉnh QHSX bằng cách điều chỉnh qhệ sở hữu (bán
cổ phần cho người lao động), qhệ quản lý (vai trò của người lao động được xác nhận), qhệ phân phối sản
phẩm (đời sống XH được nâng cao)
. TH2: QHSX tiên tiến một cách giả tạo, thường xảy ra ở các nước nghèo đang phát triển,
chẳng hạn như Việt Nam. LLSX quá thấp kém, QH sở hữu toàn dân, quan hệ phân phối bình quân, cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp… làm nền kinh tế chậm phát triển. Khắc phục bằng cách điều chỉnh như
giao ruộng đất cho nông dân, bán cổ phần cho người lao động, qhệ quản lý và qhệ phân phối cũng phải
điều chỉnh. Có như vậy nó mới là động lực cho nền sản xuất phát triển.
1.3.2 Biện chứng giữa CSHT và KTTT
- Vai trò của CSHT quyết định đối với KTTT thể hiện ở 2 điểm:
+ CSHT nào thì quyết định KTTT đó và QHSX nào thống trị sẽ tạo ra KTTT tương ứng. Mâu
thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất đối kháng trong lĩnh vực chính trị, t ư tưởng. Mâu thuẫn
trong chính trị, tư tưởng phản ánh mâu thuẫn ...