Từ những suy ngẫm của người cháu, bài thơ Bếp lửa biểu hiện một triết lí sâu sắc: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đề có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề 9: Bếp lửaCHUYÊN ĐỀ 9: “Bếp lửa” – Bằng Việt Theo admin Học văn lớp 9 – CH - https://www.facebook.com/hocvanlop9 A. Kiến thức trọng tâm: 1. Cảm nhận được tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt. 2. Cảm nhận được hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt. 3. Thấy được nghệ thuật của bài thơ. B. Phân tích: * Khái quát về tác giả, tác phẩm: - Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chố ng Mỹ. - Thơ ông giàu cảm xúc tinh tế, giọng điệu tâm tình, mượt mà sâu lắng. Thơ Bằng Việt thường khai thác những kỉ niệm thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ. - Trong nền thơ hiện đại, Bếp lửa được đánh giá là một trong không nhiều những bài thơ viết về tình bà cháu hay nhất. * Hình ảnh trong bài thơ: Trong bài thơ có hai hình ảnh nổi bật, gắn bó mật thiết với nhau, vừa tách bạch, vừa nhòe lẫn trong nhau,tỏa sáng bên nhau. Đó là hình ảnh người bà và bếp lửa. Vì sao trong dòng hồi tưởng và suy nghĩ của nhà thơ, hai hình ảnh ấy lại luôn gắn bó, song hành, đồ ng hiện? Vì bà luôn hiện diện cùng bếp lửa. Bên bếp lửa là bóng hình bà. Bà nhóm bếp lửa mỗi sáng, mỗi chiều và suốt cả cuộc đời trong từng cảnh ngộ: từ những ngày khó khăn gian khổ đến lúc bình yên. Bếp lửa còn là biểu tượng giàu ý nghĩa: nó là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc, và yêu thương của người bà dành cho cháu con.Bếp lửa là tình bà ấm nồng. Bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với bao vất vả, cực nhọc đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa là nhóm lên sự sống niềm vui, tình yêu thương, niềm tin, và hi vọng cho cháu con, cho mọi người. * Ý nghĩa triết lí của bài thơ: Từ những suy ngẫm của người cháu, bài thơ biểu hiện một triết lí sâu sắc: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất. * Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: -Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận. -Thể thơ tám chữ kết hợp với 7 chữ,9 chữ phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc và suy ngẫm về bà. -Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành. -Sáng tạo hình ảnh bếp lửa – hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Đề bài: Cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt. I.Mở bài: - Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta. Thơ ông trong trẻo, mượt mà và tràn đầy cảm xúc, thường khai thác những kỉ niệm thời thơ ấu và gợi những ước mơ của tuổi trẻ. “Bếp lửa” là bài thơ in đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật độc đáo ấy. Ra đời năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học tập ở nước ngoài, thi phẩm là dòng kỉ niệm xúc động về người bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu trân trọng, biết ơn của người cháu đối với bà, cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. II. Thân bài: 1.Khái quát ( Dẫn dắt vào bài): - Là một trong những sáng tác đầu tay của Bằng Việt, “Bếp lửa” được đánh giá là một bài thơ hay về tình bà cháu. Tình cảm ấy thể hiện qua dòng hồi tưởng của người cháu về những năm tháng tuổi thơ với biết bao kỉ niệm. Mỗi kỉ niệm lại được bao bọc trong một nỗi nhớ thương vừa dâng trào, vừa sâu lắng. 2. Phân tích, cảm nhận: - Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa lung linh, chập chờn: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc da diết ngay từ những dòng thơ đầu tiên. “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây. Bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”,thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”.Từ láy“chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến dáng hình bập bùng của ngọn lửa, mờ ảo trong làn sương buổi sớm. “Ấp iu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp. Hình ảnh bếp lửa hiện lên huyền ảo, hình ảnh người bà hiện ra tảo tần – bà đã chịu đựng bao“nắng mưa” để nuôi cháu thành người. Nhớ về bà, cảm xúc của cháu được gọi thành tên: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.Vậy nên, trong tâm tưởng của người cháu nơi xa, sự xuất hiện của hình ảnh bếp lửa đã khơi gợi mạch nguồn cảm xúc để cháu nhớ về bà, nhớ về tình bà cháu. Bếp lửa gợi dậy cả một ký ức của tuổi ấu thơ – như một thước phim quay chậm tất cả đã ùa về: Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay. Mùi khói cay nhèm của bếp rơm, bếp rạ đã đi vào kí ức của Bằng Việt từ những ngày còn thơ bé. Đó cũng là một tuổi thơ cay cực gắn liền với gian đoạn đau thương, khủng khiếp . Đau thương bởi bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945.Trong làn khói sương của kỉ niệm, nhà thơ nhớ lại những kí ức bi thương nhất. Đó là cái “đói mòn đói mỏi”,hình ảnh “khô rạc ngựa gầy” của hơn hai triệu người dân ở làng q ...