Danh mục

Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi đại học: Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 161.01 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi đại học "Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất" trình bày về chính sách về kinh tế, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục, những chuyển biến mới về kinh tế và giải cấp xã hội Việt Nam,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi đại học: Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhấtChuyên đề bồi dưỡng ôn thi đại học Th.S Lê Đăng ThànhChuyên đềNHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ______ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành chính sáchthống trị mới ở Đông Dương. Dưới tác động của chính sách này nền kinh tế- xã hội Việt Nam có những chuyển biến nhất định, mâu thuẫn giữa dân tộcViệt Nam với thực dân Pháp càng thêm sâu sắc. Từ đó, phong trào đấu tranhgiải phóng dân tộc ở Việt Nam có những bước phát triển mới.I. Chính sách về kinh tế - cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai1. Nguyên nhân và mục đích - Bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) Pháp là nướcthắng trận nhưng nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề. Các ngành công nghiệp,nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải đều bị giảm sút nghiêmtrọng. Trong khi đó, những khoản đầu tư của Pháp ở Nga bị mất trắng. Nợnước ngoài tăng, đồng Frăng bị mất giá nghiêm trọng, thị trường bị thu hẹp.Vị trí của nước Pháp trong thế giới tư bản bị giảm sút… - Để hàn gắn, khôi phục và phát triển kinh tế nhà cầm quyền Pháp vừatìm cách thúc đẩy sản xuất trong nước, vừa tăng cường đầu tư khai thácthuộc địa, trong đó có cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương(1919-1929). - Chương trình khai thác lần thứ hai ở Đông Dương do Anbe Xa rô -toàn quyền Đông Dương – vạch ra. Chương trình này được triển khai từ sauChiến tranh thế giới thứ nhất (1919) đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thếgiới (1929-1933).2. Nội dung Thực dân Pháp đã đầu tư với tộc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngànhkinh tế Việt Nam. Chỉ trong vòng 6 năm (1924-1929), số vốn đầu tư vàoĐông Dương, chủ yếu là Việt Nam tăng hơn 6 lần so với 20 năm trước chiếntranh (1898 – 1918), lên đến 4 tỉ phrăng , nhiều nhất là vào nông nghiệp.a. Nông nghiệp - Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vốn vào nông nghiệp, năm 1924 là52 triệu phrăng, đến năm 1927 đã lên đến 400 triệu phrăng. - Tư bản Pháp ra sức cướp ruộng đất của nông dân để lập đồn điền,chủ yếu trồng cao su. Từ đó. diện tích trồng cao su được mở rộng: từ 1918 -1930 diện tích trồng cao su tăng từ 15000 ha - 78620 ha.Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc 1Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi đại học Th.S Lê Đăng Thành - Lập ra các công ty cao su: Công ty Đất Đỏ, Công ty Misơlanh... vớimục đích độc chiếm toàn bộ nguồn sản phẩm cao su của Việt Nam.b. Công nghiệp - Chủ yếu đầu tư vào khai thác mỏ, đặc biệt là mỏ than. Nhiều công tykhai thác mỏ than mới được thành lập như công than Hạ Long - ĐồngĐăng, Công ty than Tuyên Quang, Công ty than Đông Triều… - Một số cơ sở chế biến quặng kẽm, thiếc, các nhà máy tơ sợi HảiPhòng, Nam Định, nhà máy rượu Hà Nội, Nam Định, nhà máy Diêm HàNội… đã được nâng cấp và mở rộng quy mô.c. Thương nghiệp. - Tư bản Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam + Ban hành các đạo luật đánh thuế nặng hàng hoá không phải hànghóa Pháp nhập khẩu vào Việt Nam + Tăng cường nhập khẩu hàng hoá Pháp (1929 = 62%).d. Giao thông vận tải Giao thông vận tải phát triển nhằm phục vụ công cuộc khai thác vàmục đích chính trị, quân sự. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối thêmnhiều đoạn Đồng Đăng- Na Sầm(1922), Vinh - Đông Hà (1927)…Hệ thốnggiao thông đường thủy tiếp tục được khai thác.e. Tài chính - ngân hàng - Ngân hàng Đông Dương nắm trọn quyền chỉ huy kinh tế ĐôngDương. Đồng thời chúng đẩy mạnh việc thu thuế ở Việt Nam. Nhìn chung các ngành kinh tế của tư bản Pháp sau chiến tranh đều cónhững bước phát triển mới. Nhưng chính sách khai thác thuộc đia của chúngvề căn bản không hề thay đổi: hết sức hạn chế sự phát triển của công nghiệp,đặc biệt là công nghiệp nặng như các ngành luyện kim, cơ khí…nhằm cộtchặt Đông Dương vào nền công nghiệp của nước Pháp và biến Đông Dươngthành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.II. Chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục1. Chính trị - Sau chiến tranh chính sách thống trị của Pháp ở Đông Dương vẫnkhông thay đổi mà được tăng cường. Đó là chính sách chuyên chế, mọiquyền hành đều nằm trong tay thực dân Pháp và bọn tay sai trung thành củachúng. Bộ máy cảnh sát, mật thám nhà tù tiếp tục được củng cố và hoạt độngdáo diết; - Duy trì giai cấp địa chủ phong kiến ở nông thôn…Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc 2Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi đại học Th.S Lê Đăng Thành - Tiếp tục chính sách truyền thống chia để trị, chia Việt Nam thành3 xứ với 3 chế độ chính trị khác nhau nhằm chia rẽ dân tộc (Bắc kỳ: nửa bảohộ, Trung Kỳ: bảo hộ, Nam kỳ: thuộc địa)2. Văn hoá, giáo dục - Hệ thống giáo dục được mở rộng gồm các cấp tiểu học, trung học,cao đẳng và đại học. Mô hình giáo dục có tính hiện đại đang hình thành ởĐông Dương. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: