Danh mục

Chuyên đề: măng cụt

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 216.76 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuyên đề: măng cụtI. Giới thiệu chung: Măng cụt có tên khoa học là (Garcinia mangostana) là loài cây nhiệt đới cho quả ăn được, rất quen thuộc tại Đông Nam Á. Cây cao từ 7 đến 25 m. Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt, có mùi thơm rất thu hút. II. Nguồn Gốc, Đặc điểm: Cây măng cụt nguồn gốc từ Mã Lai, Nam Dương, từ Malacca qua Moluku, ngày nay bắt gặp ở khắp Đông Nam Á, ở Ấn Độ, Myanma...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề: măng cụt Chuyên đề: măng cụt I. Giới thiệu chung: Măng cụt có tên khoa học là (Garcinia mangostana) là loài cây nhiệt đới cho quảăn được, rất quen thuộc tại Đông Nam Á. Cây cao từ 7 đến 25 m. Quả khi chín có vỏngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt, cómùi thơm rất thu hút. II. Nguồn Gốc, Đặc điểm: Cây măng cụt nguồn gốc từ Mã Lai, Nam Dương, từ Malacca qua Moluku, ngàynay bắt gặp ở khắp Đông Nam Á, ở Ấn Độ, Myanma cũng như ở Sri Lanka,Philippines… Măng cụt được các nhà truyến giáo đạo Gia tô di thực vào miền Nam nướcta. Hiện nay, ở nước ta măng cụt được trồng nhiều ở Đồng Bằng Sông Cửu Long(ĐBSCL) và Đông Nam Bộ (ĐNB). Mùa vụ măng cụt từ tháng 4- 6 âm lịch hàng năm. Đây là một loại cây to, có thểcao tới 20-25m. Lá dày, dai, màu lục sẫm, hình thuôn dài. Hoa đực cụm 3-9 hoa có lábắc. Hoa lưỡng tính có cuống có đốt. Quả hình cầu, to bằng quả cam trung bình, vỏ ngoàimàu đỏ tím dày cứng, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp, phía dưới có lá dài, phíađỉnh có đầu nhụy. Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, quanh hạt có áo hạt trắng, ăn ngọt thơmngon. Ngoài việc dùng quả măng cụt để ăn, trong vỏ măng cụt có chứa hàm lượng caochất giữ màu. Trước đây, trong thập niên 1970–1980 đã có một số nhà nghiên cứu ViệtNam tìm cách sử dụng tinh chất trích ly từ vỏ trái măng cụt để pha làm thuốc nhuộm vảikhông bị phai màu. III. Phân bố: Măng cụt chủ yếu được phân bố ở hai vùng ĐBSCL và ĐNB, trong đó trồng ởĐBSCL với tổng diện tích khoảng 4,9 nghìn ha, cho sản lượng khoảng 4,5 nghìn tấn.Nam bộ hiện có khoảng 5.400 ha măng cụt, trong đó có vườn măng cụt trăm tuổi, cóvườn mới trồng mùa mưa rồi. Dưới 1/3 diện tích măng cụt cho thu hoạch, trong đó phầnlớn diện tích chưa ổn định năng suất. Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Bình Dương, SócTrăng, Đồng Nai là các địa phương trồng măng cụt và trong đó Bến Tre là tỉnh dẫn đầudo tác động của chương trình trồng xen trong vườn dừa lão đang vận hành. Theo dự án phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả tươi của Việt Nam dựkiến phát triển diện tích trồng măng cụt ở cả hai vùng ĐBSCL và Nam Bộ lên khoảng11,3nghìn ha, cho sản lượng 24 nghìn tấn; Trong đó tập trung trồng tại các tỉnh Bến Tre,Vĩnh Long, Trà Vinh và Bình Dương…. Măng cụt Bến Tre Theo số liệu thống kê hiện nay toàn tỉnh Bến Tre có khoảng 4,5 nghìn ha đấttrồng măng cụt (chiếm 77% diện tích cả nước). Hiện nay, Bến Tre là tỉnh đã có công bốchính thức về việc chọn măng cụt là loại cây trồng chủ lực để đầu tư phát triển theohướng chuyên canh. Măng cụt là loại cây đặc sản của Nam Bộ đã từng “làm mưa làm gió” trên thịtrường trái cây cao cấp với giá bán trên 40.000 đồng/kg. Nhưng dần dần diện tích trồngloại cây này tăng lên, sản lượng đạt khá và thêm vào đó là trái măng cụt Thái Lan ngàycàng nhiều khiến thị trường trái cây này nhiều biến động không có lợi cho người sảnxuất. Hiện mức giá măng cụt đầu vụ vẫn luôn đạt mức trên 20.000 đồng/kg. Tại Bến Tre măng cụt được đánh giá là nữ hoàng của cây ăn trái. Một trongnhững nguyên nhân để Bến Tre chọn cây măng cụt để phát triển thế mạnh là do rất ít nơitrồng được loại cây khó tính này và ở Bến Tre cây măng cụt phát triển rất tốt. Theo dự áncủa tỉnh, cây măng cụt sẽ được phát triển mạnh với diện tích khởi đầu 2.500 ha. Tuynhiên, do điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp để cây phát triển tốt cộng với thu nhập khátừ loại cây này nên hiện nay diện tích toàn tỉnh đã tăng lên đến 4.500 ha, trong đó cókhoảng 200 ha đang trong thời kỳ cho năng suất cao (3.500 tấn). Những năm gần đây,măng cụt là loại trái cây đem lại thu nhập cao cho các nhà vườn và dự kiến diện tíchtrồng cây này còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. IV. Khoa học công nghệ Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau (có khả năng chịuđược đất hơi chua) nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốtvà gần nguồn nước tưới. Nó không thích hợp với đất cát, đất thấp thoát nước kém. Măngcụt là cây nhiệt đới, yêu cầu nhiệt độ và ẩm độ cao, lượng mưa phân bố đều trong năm.Trong vùng nhiệt đới, cây măng cụt có thể trồng ở độ cao trên 1000 m, tuy nhiên ở nhữngvùng quá cao cây măng cụt sẽ sinh trưởng chậm chạp. 1. Kỹ thuật trồng Cây con cao 50cm, trước khi trồng nên cắt bớt phiến lá còn 1/2 để giảm thoátnước. Nên trồng cây con vào đầu mùa mưa để giảm chi phí tưới. Cây con khó sống ngoài trảng, nên cần được che mát 4-5 năm đầu. Có thể trồngxen măng cụt với chuối hoặc xen dưới tán dừa để che mát, nhất là những vùng mùa khôkéo dài. ở vườn trồng thuần măng cụt, có thể trồng xen những cây ngắn ngày để tăng thunhập. Măng cụt trồng xen trong vườn dừa không cần trồng xen thêm những cây khác.Chấm dứt xen khi cây đã trưởng thành (8-10 năm tuổi). Sau khi ngưng trồng xen, cần chephủ đất bằng những cây họ Đậu, nhất ...

Tài liệu được xem nhiều: