Danh mục

Chuyên đề: Những bà mẹ online

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 164.60 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuẩn bị sinh em bé, cần sắm đồ gì, sinh con ở đâu… vô diễn đàn tham khảo. Con sốt, ho, biếng ăn, chậm nói… vô diễn đàn hỏi. Con đến tuổi đi trường mầm non… vô Ảnh: Images diễn đàn kiếm trường, coi bà con khen chê gửi con ở đâu tốt, dở. Con ngủ, rảnh rỗi… vô diễn đàn coi “các mẹ” khác nuôi con sao. Chồng “biểu hiện bất thường”, mẹ chồng bữa nay “nóng lạnh”… vô diễn đàn tham vấn ý kiến các thành viên cách giải quyết… Internet hay cụ thể là các website về...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề: Những bà mẹ online Chuyên đề: Những bà mẹ online Chuẩn bị sinh em bé, cần sắm đồ gì, sinh con ở đâu… vô diễn đàn tham khảo. Con sốt, ho, biếng ăn, chậm nói… vô diễn đàn hỏi. Con đến tuổi đi trường mầm non… vô diễn đàn kiếm trường, Ảnh: Images coi bà con khen chê gửi con ở đâu tốt, dở. Con ngủ, rảnh rỗi… vô diễn đàn coi “các mẹ” khác nuôi con sao. Chồng “biểu hiện bất thường”, mẹ chồng bữa nay “nóng lạnh”… vô diễn đàn tham vấn ý kiến các thành viên cách giải quyết… Internet hay cụ thể là các website về cha mẹ, con cái đã hình thành nên một “thế hệ” các “bà mẹ online”, khi nuôi dạy con, chăm sóc gia đình… được mách bảo bằng những cú click chuột. “Các mẹ” nuôi con… SGTT Nguyệt San – Cuối tháng 7 vừa rồi, khi diễn đàn webtretho.com tạm ngừng dịch vụ trong 36 tiếng để nâng cấp hệ thống, không ít “các mẹ” (kiểu xưng hô của các thành viên trên các diễn đàn làm mẹ, nuôi con) thú nhận rằng mình cứ bồn chồn chẳng làm gì nên hồn trước máy tính. Otherbear: “Thấy đồng hồ chỉ đến 10h, tự nhủ là chỉ còn hai tiếng nữa là vào được, chờ mong thấp thỏm… 12h10, vẫn chưa thấy dấu hiệu của WTT, bồn chồn y như mấy lần đi đón chồng ở sân bay mà máy bay xuống muộn”. Callalily thì phát hiện ra là khi không có WTT mình “dư được khối thời gian làm việc khác”. HoaAnhThu: “Ôi, nghiện WTT còn hơn nghiện chồng ấy chứ!” Và WTT cũng chỉ là một trong hàng chục điểm đến nhiều lần trong ngày của các bà mẹ online. Danh sách đồ dùng cho mẹ và bé dài vô tận Quỳnh Lan (*), một người bạn thân nhau qua mạng của tôi, đăng ký nick ở cả chục diễn đàn, từ muare, lamchame, webtretho, yeucon, yeutretho, mevabe, enbac… Cô ít khi post bài, buôn chuyện mà chủ yếu đọc và mua sắm. Khởi đầu là một danh sách đồ cần thiết cho mẹ và bé download từ trên mạng, Lan bổ sung thêm theo nhu cầu của mình, ghi chú những thứ mình muốn mua, đánh dấu những thứ mình mua rồi. Đến khi con hơn một tuổi, danh sách trở thành “những đồ cần thiết, không cần thiết và thậm chí không bao giờ dùng đến cho bé và mẹ” dài vô tận. Lan thú nhận là mình nghiện shopping, mà là shopping online cơ. Cứ thấy người ra post lên món gì hay hay là không kiềm được, cứ mua tới tấp. Sức hấp dẫn của các cửa hàng online là vậy. Không đến cửa hàng thì không biết, không biết thì không khao khát, không có cơ hội vung tay. Đây chỉ cần ngồi một chỗ, mở web ra là hàng chục thứ ập vào mắt: từ sữa Nga, tã Nhật, quần áo Anh, Mỹ, đồ chơi, đồ dùng gia đình, giày dép, vớ, chưa kể thuốc bổ các loại… Thấy con người ta xài hàng tốt lại không đành nhìn con mình thua thiệt. Tiền chuyển qua ATM, hôm sau hàng đã giao đến tận nhà. Không tự tay móc ví, không tự tay trao tiền nên đôi khi mất cảm giác xót tiền. Một hôm, ông xã Lan nhận được một gói hàng phát chuyển nhanh đề tên vợ, kèm theo cả hoá đơn, tá hoả khi chỉ mua có mấy món đồ cho em bé mà số tiền tổng cộng hơn ba triệu. Quay lại tra hỏi vợ, chồng Lan bật ngửa khi biết toàn bộ số lương của Lan để dành trong tài khoản đã được tiêu gần sạch. Trong khi hai vợ chồng đã thoả thuận là “lương chồng lo trả nợ, chi tiêu, còn lương vợ chỉ để dành phòng khi bất trắc”. Lan cãi chồng rằng cô không tiêu gì cho bản thân mà chỉ mua cho con, đầu tư những thứ tốt nhất cho con. Chồng Lan giận dữ quát luôn vợ: “Đầu tư trong khả năng tài chính của mình thôi, chứ cô đầu tư kiểu này chẳng may trong nhà có ai bệnh hoạn thì không còn lấy một đồng mà chạy chữa”. Bốc thuốc online Cái sự khám bệnh và mua thuốc cho con online còn ly kỳ hơn nhiều. Bất cứ diễn đàn nuôi dạy trẻ nào cũng tràn ngập các topic hỏi han địa chỉ bác sĩ giỏi, truyền kinh nghiệm đông tây y nam bắc chữa bệnh cho con, dù thường là những bệnh thông thường của con trẻ như sổ mũi, ho, viêm họng… Nhờ có internet, và trải qua hành trình hàng chục lần con bệnh, trình độ hiểu biết về thuốc của các mẹ ngày càng làm… các bác sĩ ngán ngại. Họ rất rành các loại thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh các thế hệ và thậm chí đánh vần không sai tên những biệt dược rối rắm… Với một mớ kiến thức thu thập được trên mạng, Kiều Hương, một người bạn qua mạng khác, vẫn tự hào kể rằng mỗi lần cầm toa thuốc thì lại lên thuocbietduoc.com hoặc camnangthuoc.vn để tra tên, đọc kỹ hướng dẫn, riết rồi quen, khi con bị bệnh chị vẫn xin toa bác sĩ nhưng không bao giờ làm theo, Hương bớt thuốc và thậm chí tự phối hợp thuốc theo kinh nghiệm. Vì Hương cho rằng, bác sĩ ăn hoa hồng các hãng dược nên hay cho thuốc dư và thuốc không cần thiết. Nhiều bà mẹ online không tin bác sĩ, nhưng lại rất dễ tin theo những kinh nghiệm của “các mẹ” post lên mạng. Ví như chỉ một chứng ho, một đứa trẻ của bà mẹ online có thể quen hết các bài thuốc: tắc (quất) đường phèn, phật thủ mạch nha, cho đến khuất đông hoa… Nghe “các mẹ” bày gì bảo ...

Tài liệu được xem nhiều: