Danh mục

Chuyên đề: Pháp luật kinh tế

Số trang: 93      Loại file: pdf      Dung lượng: 951.21 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm doanh nghiệp Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp được định nghĩa là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh1. Doanh nghiệp có những đặc điểm pháp lý cơ bản sau đây: Thứ nhất, là tổ chức kinh tế, có tư c
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề:Pháp luật kinh tếChuyªn ®Ò 1 CHUYÊN ĐỂ PHÁP LUẬT KINH TẾ 1 Phần 1 PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm doanh nghiệp Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp được định nghĩa là tổ chứckinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanhtheo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh1. Doanh nghiệp có những đặc điểm pháp lý cơ bản sau đây: Thứ nhất, là tổ chức kinh tế, có tư cách chủ thể pháp lý độc lập; Thứ hai, doanh nghiệp được xác lập tư cách pháp lý (thành lập và đăng ký kinhdoanh) theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; Thứ ba, hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu chủ yếu lợi nhuận là tôn chỉ hoạtđộng của doanh nghiệp. 2. Phân loại doanh nghiệp Có các cách phân loại doanh nghiệp chủ yếu sau: Thứ nhất, căn cứ vào tính chất sở hữu và mục đích hoạt động của doanh nghiệp,doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp tư và doanh nghiệp công. Thứ hai, căn cứ vào tư cách pháp lý của doanh nghiệp, doanh nghiệp được phânchia thành: doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách phápnhân. Thứ ba, căn cứ vào phạm vi trách nhiệm tài sản (mức độ chịu trách nhiệm tài sảntrong hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp), doanh nghiệp được chiathành: doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp chịu trách nhiệm trongkinh doanh. (Mức độ, phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa và được ápdụng khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản). Thứ tư, căn cứ vào cơ cấu chủ sở hữu và phương thức góp vốn vào doanh nghiệp,doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp một chủ sở hữu (doanh nghiệp tư nhân,công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) và doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu (công tycổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh). Thứ năm, căn cứ vào loại hình tổ chức và hoạt động, doanh nghiệp được chiathành: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; doanh nghiệptư nhân.1 Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 2 3. Văn bản pháp luật về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanhnghiệpViệc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp áp dụng theo quy địnhcủa Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005. Ngoài ra có các văn bản liênquan như: Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn thihành một số điều của Luật Doanh nghiệp; Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 04năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật đầu tư ; Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21tháng 9 năm 2006 của Chínhphủ quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư củacác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp vàLuật Đầu tư. Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên có quy định khác về hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện thành lập, đăng kýkinh doanh, cơ cấu sở hữu và quyền tự chủ kinh doanh, thì áp dụng theo các quy địnhcủa Điều ước quốc tế đó. Trong trường hợp này, nếu các cam kết song phương có nộidung khác với cam kết đa phương thì áp dụng theo nội dung cam kết thuận lợi hơn đốivới doanh nghiệp và nhà đầu tư. Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định của Luật Doanh nghiệp và cácluật đặc thù sau đây về hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện thành lập, đăng ký kinhdoanh; về cơ cấu tổ chức quản lý, thẩm quyền của các cơ quan quản lý nội bộ doanhnghiệp, quyền tự chủ kinh doanh, cơ cấu lại và giải thể doanh nghiệp thì áp dụng theoquy định của luật đó: a) Luật Các tổ chức tín dụng; b) Luật Dầu khí; c) Luật Hàng không dân dụng Việt Nam; d) Luật Xuất bản; đ) Luật Báo chí; e) Luật Giáo dục; g) Luật Chứng khoán; h) Luật Kinh doanh bảo hiểm; i) Luật Luật sư; k) Luật Công chứng; l) Luật sửa đổi, bổ sung các luật nêu trên và các luật đặc thù khác. 4. Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh Với yêu cầu của nguyên tắc tự do kinh doanh, thành lập doanh nghiệp được coi làquyền cơ bản của nhà đầu tư. Việc thành lập doanh nghiệp phải được thực hiện trongkhuôn khổ pháp luật. Các quy định về thành lập doanh nghiệp một mặt nhằm bảo đảmquyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư, mặt khác phải đáp ứng yêu cầu của quản lý nhànước đối với doanh nghiệp, bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: 4.1. Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp 3 Tất cả các tổ chức là pháp nhân, gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàitại ...

Tài liệu được xem nhiều: