Danh mục

Chuyên đề: Quyền chọn chứng khoán - phần 7

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 511.66 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

securities” - một sản phẩm tài chính phái sinh được đảm bảo bằng những hợp đồng cho vay bất động sản có thế chấp. Các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư cùng các quỹ hưu trí đã tranh nhau mua các hợp đồng này do họ đã bị che đi bởi một bức màn vô hình do các tổ chức giám định hệ số tín nhiệm
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề: Quyền chọn chứng khoán - phần 7 Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha securities” - một sản phẩm tài chính phái sinh được đảm bảo bằng những hợp đồng cho vay bất động sản có thế chấp. Các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư cùng các quỹ hưu trí đã tranh nhau mua các hợp đồng này do họ đã bị che đi bởi một bức màn vô hình do các t ổ chức giám định hệ số tín nhiệm (Credit rating agencies ) tạo ra khi các tổ chức này đã đánh giá cao cho các loại sản phẩm phái sinh này. Họ mua mà không hề hay biết rủi ro thực sự của các hợp đồng cho vay này - những hợp đồng cho vay bất động sản dùng để đảm bảo không đủ tiêu chuẩn. Việc mua bán các khoản nợ trong đó có rất nhiều nợ dưới chuẩn tiếp tục thực hiện từ tổ chức này sang tổ chức khác, từ cá nhân này sang cá nhân khác. Các hợp đồng nợ dưới chuẩn đã được “bôi trơn và đánh bóng” bởi những nhà đầu tư lớn ở phố Wall thông qua các “phát kiến tài chính”. Từ đây, nghiệp vụ chứng khoán hoá được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Như một quy luật tất yếu của tự nhiên, tức khi thời tiết trở nên ngày càng nóng bức, đến một mức độ nào đó trời bắt đầu mưa làm nhiệt độ hạ xuống. Cũng theo quy luật đó, khi thị trường bất động sản đã phát triển quá nóng, đi đến đỉnh điểm nó bắt đầu hạ nhiệt. Hình 2.8: Nhu cầu nhà ở Mỹ giai đoạn 1995 - 2007 Rồi khi thị trường bất động sản đóng băng, người đi vay không trả được nợ do bán bất động sản với giá cực kỳ thấp không đủ để thanh toán các khoản nợ thậm chí là không bán được, bất động sản rớt giá trầm trọng. Từ đó nảy sinh hậu quả là các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để đảm bảo cho trái phiếu MBS là nợ khó đòi, các trái 63 Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha phiếu MBS cũng như bất động sản trở nên mất giá trên thị trường thứ cấp thậm chí còn không mua bán được trên thị trường. Các ngân hàng rơi vào tình trạng khốn đốn, gánh chịu các khoản lỗ khổng lồ dẫn tới mất khả năng thanh toán. Khi cuộc khủng hoảng bùng nổ, các chuyên gia đã ước tính rằng trong 22000 tỷ USD giá trị bất động sản tại Mỹ - tâm chấn của cuộc khủng hoảng – có tới hơn 12000 tỷ USD là tiền đi vay và trong đó khoảng 4000 tỷ USD là nợ xấu. Thực hiện theo Mỹ, các nước trên thế giới cũng bán ra thị trường tài chính các loại trái phiếu phái sinh MBS. Điều này khiến cho việc tính toán và đo lường tổng số nợ bất động sản khó đòi và tổng số MBS đã phát hành đang “gieo mầm bệnh” toàn cầu là một nghiệp vụ bất khả thi. Một sản phẩm “mang mầm bệnh” nữa đó là những “Credit Default Swap” – CDS – “hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi”. Các hợp đồng này do các tổ chức tài chính và các công ty bảo hiểm quốc tế bán ra. Các tổ chức này cam kết sẽ hoàn trả đầy đủ số nợ cho vay cho bên mua CDS nếu bên đi vay không trả được nợ. Thống kê của hiệp hội “International Swap and Derivatives Association” về sản phẩm này cho thấy tại Mỹ tổng số CDS ước tính khoảng 35000 tỷ USD và trên toàn thế giới khoảng 54600 tỷ USD. Một ví dụ điển hình là: sự chao đảo của tập đoàn tài chính và bảo hiểm hàng đầu thế giới AIG khi tập đoàn này đầu tư vào cả MBS và CDS. Không chỉ riêng gì AIG mà hàng loạt các tổ chức tín dụng từ các đại gia cho đến các tổ chức tài chính không tên tuổi cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Mọi nỗ lực đang dồn vào giải cứu thị trường tài chính Mỹ. Nếu tình hình trở nên tồi tệ nhất, thị trường tài chính Mỹ không được giải cứu kịp thời theo đó thị trường tài chính thế giới bị đóng băng, lúc này các công cụ phái sinh phát huy mặt trái của nó, một sự tàn phá khủng khiếp các định chế tài chính trên toàn cầu mà hậu quả ta không thể nào đo lường hết được. Điều này cho thấy điểm khác biệt giữa cuộc khủng hoảng lần này so với cuộc đại suy thoái 1930 đó chính là các “phát kiến tài chính” - những công cụ phái sinh góp phần tăng thêm mức độ trầm trọng cho cuộc khủng hoảng hiện nay. 2.4.2.2 Phòng ngừa rủi ro không những không làm giảm thiểu rủi ro mà còn làm gia tăng rủi ro: 64 Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha Khi điều kiện thị trường có những chuyển biến theo chiều hướng thuận lợi, nếu một doanh nghiệp thực hiện việc phòng ngừa thì có thể sẽ bỏ qua những cơ hội thực hiện các ưu thế mà thị trường đang có. Trên thực tế, thực hiện phòng ngừa rủi ro, doanh nghiệp sẽ giảm đi được các khoản lỗ nhưng đồng thời cũng làm giảm đi các khoản lãi tiềm năng. Ngoài ra, người đi thực hiện phòng ngừa rủi ro phải gánh chịu thêm rủi ro basic ngoài rủi ro trên tài sản do tính không chắc chắn trong basic (vì basic = giá giao ngay – giá giao sau). Phòng ngừa rủi ro chính là ta không th ực sự tin vào điều gì cả. Tức là nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro vì nghĩ là sẽ có những sự kiện không mong muốn xảy ra trong thị trường và điều này trở thành hành vi đầu cơ khi mà tất cả tiền của một người đều tập trung vào thị trường cổ phiếu. Trong một giới hạn nào đó nếu các cổ đông có thể dự báo chính xác tất cả các rủi ro có thể phòng ngừa đi chăng nữa nhưng nếu như xuất hiện độ nhạy cảm do những bất ổn trong giá cả, nguyên vật liệu thì họ khó có khả năng tính toán chính xác mức độ của những rủi ro này cũng như xác định được thời điểm mà lúc các rủi ro này gây ra những tổn thất lớn nhất, hay xác định chính xác số lượng hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro. Một điều đáng lưu tâm nữa là phòng ngừa rủi ro có thể làm cho nhà đầu tư cảm nhận sai lệch về số lượng rủi ro giảm đi. Bởi một mặt phòng ngừa rủi ro không thể cũng như không hoàn toàn có th ể loại trừ hết rủi ro. Điều này cho thấy phòng ngừa rủi ro chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong một khía cạnh nào đó thôi, nếu không có sự am hiểu kỹ càng về phòng ngừa rủi ro thì sẽ làm gia tăng rủi ro công ty. 2.4.3 Trường phái cho rằng công ty nên sử dụng công cụ phái sinh: Trường phái này lại cho rằng nguyên nhân thực sự của cuộc khủng hoảng tài chính to ...

Tài liệu được xem nhiều: