Danh mục

Chuyên đề: Vấn đề giữ bí mật thông tin khách hàng - giới hạn và trách nhiệm của luật sư

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 491.62 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuyên đề: Vấn đề giữ bí mật thông tin khách hàng - giới hạn và trách nhiệm của luật sư nhằm trình bày về một số vấn đề chung về việc bí mật thông tin về khách hàng của luật sư, giới hạn và trách nhiệm của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề: Vấn đề giữ bí mật thông tin khách hàng - giới hạn và trách nhiệm của luật sư HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ BÀI TIỂU LUẬN LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ Chuyên đề:VẤN ĐỀ GIỮ BÍ MẬT THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG – GIỚI HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA LUẬT SƯ Họ và tên: KIỀU ANH VŨ Sinh ngày: 11 tháng 01 năm 1989 SBD: LS13MN – 755 Lớp: A Khóa: XIII (TP. HCM) Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2012 MỞ ĐẦU Nghề luật sư là một nghề cao quý và luật sư là những người được xã hội tôn vinh,tin cậy. Sự tôn vinh, tin cậy của xã hội đối với luật sư không chỉ xuất phát từ chức năngxã hội của luật sư là “góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh”1, không chỉ xuất phát từ trình độ chuyên môn, sự chuyênnghiệp của luật sư mà còn xuất phát từ những phẩm chất đạo đức cao quý và ứng xử nghềnghiệp chuẩn mực của luật sư, trong đó có quy tắc “giữ bí mật thông tin”. “Giữ bí mật thông tin về khách hàng” là một trong những nét đặc thù của nghề luậtsư, là một trong những yếu tố tạo nên uy tín và sự thành công của luật sư, tổ chức hànhnghề luật sư; đồng thời giữ bí mật thông tin về khách hàng còn là nghĩa vụ pháp lý, và làmột trong những quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư. Vậy, bí mật thôngtin về khách hàng là gì? Thông tin nào được xem là bí mật? Giới hạn và trách nhiệm củaluật sư trong việc giữ bí mật thông tin khách hàng đến đâu? Đây là những vấn đề đángbàn luận và cần phải nghiên cứu để làm sáng tỏ, để hiểu đúng và áp dụng đúng. Đây là lído tác giả lựa chọn nghiên cứu chuyên đề “Giữ bí mật thông tin về khách hàng – giới hạnvà trách nhiệm của luật sư”. Bên cạnh đó, là một học viên của Khoa đào tạo Luật sư, Học viện Tư pháp, với mụctiêu nghề nghiệp là sẽ trở thành một luật sư chân chính trong tương lai, người viết thiếtnghĩ mình cần phải nghiên cứu chuyên đề này để có nhận thức đúng, hiểu sâu hơn và nhớlâu hơn về vấn đề “giữ bí mật thông tin về khách hàng”. Việc nghiên cứu chuyên đề nàycũng góp phần chuẩn bị thiết thực cho việc hành nghề của người viết sau này. Nghiên cứuchuyên đề này, tác giả cũng hy vọng kết quả nghiên cứu của mình sẽ đóng góp “chút ít”giá trị khoa học trong những nghiên cứu về luật sư và nghề luật sư; đồng thời người viếtcũng hy vọng kết quả nghiên cứu của mình cũng là sẽ tài liệu tham khảo hữu ích cho bạnhọc, cho đồng nghiệp tương lai và các đối tượng khác có quan tâm. Mặc dù chỉ là tiểu luận, nghiên cứu một chuyên đề nhỏ nhưng đòi hỏi tác giả cũngphải làm việc nghiêm túc với sự vận dụng, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoahọc. Về phương pháp luận, tác giả dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử. Về phương pháp nghiên cứu cụ thể, tác giả sử dụng đa dạng các phương pháp baogồm phân tích, tổng hợp, tổng – phân – hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch,…1 Điều 3 Luật Luật sư 2006. Kiều Anh Vũ – Giữ bí mật thông tin về khách hàng – Giới hạn và trách nhiệm của Luật sư 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC GIỮ BÍ MẬT THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG CỦA LUẬT SƯ Trong Chương này, tác giả đề cập hai vấn đề chung về việc giữ bí mật thông tin vềkhách hàng của luật sư. Một là, cơ sở của vấn đề luật sư giữ bí mật thông tin về kháchhàng. Hai là, khái niệm giữ bí mật thông tin về khách hàng trong hoạt động nghề nghiệpcủa luật sư. 1.1. Cơ sở của vấn đề luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “cơ sở” được hiểu là cái làm nền tảng trong quanhệ với những cái xây dựng trên đó hoặc dựa trên đó mà tồn tại, phát triển2. Theo nghĩa đó,cơ sở của vấn đề luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng là cái mà luật sư dựa vào đóđể thực hiện. Hay nói cách khác cơ sở của vấn đề luật sư giữ bí mật thông tin về kháchhàng là câu trả lời của câu hỏi: Luật sư dựa vào đâu, căn cứ vào đâu để thực hiện việc giữbí mật thông tin về khách hàng? Có hai cơ sở cho việc luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng. Đó là cơ sở pháplý và cơ sở đạo đức và ứng xử nghề nghiệp. 1.1.1. Cơ sở pháp lý Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987 Pháp lệnh tổ chức luật sư số 2A-LCT/HĐNN ngày 18/12/1987của Hội đồng NhàNước (Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987) là văn bản quy phạm pháp luật tương đốihoàn chỉnh quy định về luật sư và nghề luật sư tại Việt Nam. Cũng chính trong Pháp lệnhnày, vấn đề luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng đã được đặt ra. Pháp lệnh tổ chức Luật sư năm 1987 quy định việc giữ bí mật thông tin khách hànglà nghĩa vụ của luật sư. Khoản 3 Điều 18 Pháp lệnh tổ chức Luật sư năm 1987 quy địnhluật sư có nghĩa vụ: “Không được tiết lộ những bí mật mà mình biết được trong khi làmnhiệm vụ giúp đỡ pháp lý”. Pháp ...

Tài liệu được xem nhiều: