Danh mục

CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm & Rừng xà nu _1

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 196.01 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu chuyên đề văn học "đất nước" của nguyễn khoa điềm & "rừng xà nu" _1, tài liệu phổ thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm & "Rừng xà nu" _1CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm & Rừng xà nu của Nguyễn Trung ThànhCâu 1.Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân đã được thể hiện như thế nào trongchương Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) củaNguyễn Khoa Điềm?* Câu 2.Nêu cảm nhận của em sau khi đọc bài Con đường trở thành kẻ sĩ hiệnđại của Nguyễn Khắc Viện.* Câu 3.Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu củaNhà văn Nguyễn Trung Thành.HƯỚNG DẪN LÀM BÀIBài làm (Câu 1)Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (1974) của Nguyễn KhoaĐiềm cho thấy một hồn thơ giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiệnnhững tâm tư của người thanh niên trí thức trước những vấn đề trọng đạicủa dân tộc ta thời chống Mĩ.Đoạn thơ Đất Nước là chương V của trường ca Mặt đường khátvọng. Trước Nguyễn Khoa Điềm, đề tài quê hương đất nước đã đượcnói rất hay, rất đằm thắm trong những bài thơ nổi tiếng như Bên kiasông Đuống (Hoàng Cầm), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Quêhương (Giang Nam),... Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là mộtkhúc ca - sự thức nhận về nguồn gốc sâu xa của Đất Nước, về trí tuệ,tâm hồn và ý chí của Nhân Dân đã tạo dựng nên một Đất Nước củaNhân Dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại. Có thể nói tư tưởng ĐấtNước của Nhân Dân đã được thể hiện một cách sâu sắc và độc đáotrong đoạn thơ Đất Nước này.Đoạn thơ dài 110 câu thơ tự do, đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian. Tacó cảm nhận: tục ngữ ca dao, dân ca, truyền thuyết, cổ tích,... đã hóathân trong những vần thơ Đất Nước. Từ con người đến cảnh vật, từcác chi tiết lấy từ nhịp sống cần lao, dân dã như gừng cay, muối mặn,như cái kèo cột thành tên, miếng trầu, hạt gạo,... đến chuyện yêunhau và sinh con đẻ cái, chuyện chèo đò, kéo thuyền vượt thác... bìnhdị thế thôi nhưng mở ra một không gian nghệ thuật vô cùng thân thuộc,làm dội lên trong lòng ta niềm tự hào về một Đất Nước Vốn xưng nềnvăn hiến đã lâu (Nguyễn Trãi). Chất liệu văn hóa dân gian ấy đã đượcnhà thơ sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật tạo nên tính độc đáo và vẻđẹp thẩm mĩ, đồng thời qua hệ thống hình tượng và cảm hứng trữ tìnhdiễn tả một cách hào hứng và phóng khoáng tư tưởng chủ đạo ĐấtNước của Nhân Dân đem đến cho người đọc bao tự hào xúc động.Nếu như bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi là một giọng điệuđĩnh đạc, hào hùng, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm là một giọngthơ bồi hồi, sâu lắng,... thì trong đoạn thơ này, Nguyễn Khoa Điềm đãthể hiện những xúc cảm và suy tưởng về Đất Nước dưới dạng một lối tròchuyện tâm tình.Phần đầu khúc ca, tác giả nói về lịch sử đất nước - một đất nước hìnhthành từ những ngày xửa ngày xưa... qua bốn nghìn năm đằng đẵng.Không kể lại những sự kiện lịch sử oai hùng, những chiến công oanhliệt, những anh hùng lừng danh mà anh và em đều nhớ, Nguyễn KhoaĐiềm đã triển khai cảm hứng về Đất Nước bằng những cái bình dị, bìnhthường rất gần gũi và thân thương với mọi gia đình Việt Nam. Có tiếngnói của mẹ, miếng trầu của bà, có sự tích Đất Nước lớn lên khi dânmình biết trồng tre mà đánh giặc... Có thuần phong mĩ tục, có tìnhnghĩa mẹ cha, có mồ hôi làm ra bông lúa hạt gạo, có ngôn ngữ nhân dân,lời ăn tiếng nói do nhân dân sáng tạo ra đặt tên cho những vật quanhmình...... Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn,Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcTóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo, cái cột thành tên,Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã giần sàngĐất Nước có từ ngày đó....Đoạn thơ trên gợi nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng, truyện cổ tíchTrầu Cau, phong tục búi tóc của người Âu Lạc, gợi nhớ đến những bàidân ca về tình vợ chồng, về công việc nhà nông. Thơ tuy chỉ gợi, chỉ vẽra một vài nét thoáng nhẹ, mơ hồ, xa xôi nhưng đậm đà ý vị.Đất Nước bình dị và đáng yêu, cụ thể và gần gũi với em và anh, vớimỗi chàng trai, cô gái. Đất là nơi anh đến trường - Nước là nơi emtắm; là cây đa giếng nước, sân đình, là bến đò nơi ta hò hẹn, là nơiem đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm; là khúc dân ca vời vợi đãthấm vào máu, vào hồn của mỗi con người Việt Nam từ thuở còn nằmtrong nôi:Đất là nơi con chim Phượng Hoàng bay về hòn núi bạc,Nước là nơi con cá Ngư Ông móng nước biển khơi...Đất Nước thiêng liêng và tự hào biết mấy. Cha Rồng mẹ Tiên đã sángtạo ra Đất Nước này. Lời thơ thầm thì nói về tình non nước sâu nặng. Nódẫn hồn ta trở về cội nguồn qua huyền thoại diệu kì:... Đất là nơi Chim về,Nước là nơi Rồng ởLạc Long Quân và Âu CơĐẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng...Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân được nói đến một cách cực kì sâuđậm khi nhà thơ ngợi ca giọt mồ hôi và xương máu của nhân dân. ĐấtNước trường tồn qua thời gian dài đằng đẵng và trải rộng trên mộtkhông gian mênh mông. Chính Nhân Dân đã đổ mồ hôi và xương máuđể xây dựng và bảo vệ Đất Nước. Một dân tộc cần cù và dũng cảm. Lớplớp người biết làm ăn giỏi và sống trong tư thế hiên ngang. Câu chuyệnlứa đôi không nói về tình yêu mà lại nói về nghĩa tình non nước:... Em ơi emHãy nhìn rất xaVào bốn nghìn năm Đất NướcNăm tháng nào cũng người người lớp lớpCon gái con trai bằng tuổi chúng taCần cù làm lụngKhi có giặc người con trai ra trậnNgười con gái trở về nuôi cái cùng conNgày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánhNhiều người đã trở thành anh hùng....Suốt hàng ngàn năm lịch sử, chính Nhân Dân là những người sáng tạonên Đất Nước này: Không ai nhớ mà đặt tên - Nhưng họ đã làm ra ĐấtNước. Hạt lúa do bàn tay dân ta trồng; lấy hòn than, con cúi để giữ lửa;truyền cho con cháu tiếng nói ông cha; đắp đập be bờ để làm ra cây trái.Họ đã làm và đã giữ, họ truyền, họ đắp đập be bờ... và bốnnghìn lớp người đã làm nên tất cả:... Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng,Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúiHọ truyền giọng điệu mình cho con tập nóiHọ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân.Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái.... ...

Tài liệu được xem nhiều: