Chuyện 'dinh dưỡng' trong nước uống (Kỳ 2)
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 107.13 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tác dụng dinh dưỡng của nước dừa đối với cơ thể như thế nào? Có ý kiến cho rằng khi đang mệt, thì không nên uống nước dừa. Có ý thì cho rằng người có bệnh tim mạch thì nên hạn chế uống nước dừa. Theo BS những ý kiến này có đúng không?
- Nước dừa là một loại nước khoáng thiên nhiên rất tốt cho cơ thể, đặc biệt sau khi vận động, cơ thể tiết nhiều mồ hôi, mất một lượng lớn muối khoáng và năng lượng nên những người trẻ tuổi, hệ tiêu hóa bình thường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyện “dinh dưỡng” trong nước uống (Kỳ 2) Chuyện “dinh dưỡng” trong nước uống (Kỳ 2) Tác dụng dinh dưỡng của nước dừa đối với cơ thể như thế nào? Có ý kiến cho rằng khi đang mệt, thì không nên uống nước dừa. Có ý thì cho rằng người có bệnh tim mạch thì nên hạn chế uống nước dừa. Theo BS những ý kiến này có đúng không? - Nước dừa là một loại nước khoáng thiên nhiên rất tốt cho cơ thể, đặc biệt sau khi vận động, cơ thể tiết nhiều mồ hôi, mất một lượng lớn muối khoáng và năng lượng nên những người trẻ tuổi, hệ tiêu hóa bình thường hoàn toàn có thể uống nước dừa sau khi vận động (pha thêm một chút muối và vài muỗng đường). Thành phần gây “nặng bụng” trong nước dừa chính là thành phần chất béo, thường nhiều hơn trong những loại nước dừa già. Người lớn tuổi do khả năng tiêu hóa chất béo kém, nên cần uống vừa phải từng ít một, không nên uống cho đã khát một lượt có thể gây tình trạng ách bụng khó chịu, có khi nôn ói. Với những người bị bệnh tim mạch, huyết áp hay bệnh thận nặng, không nên uống nhiều nước dừa vì những người này lượng chất khoáng trong khẩu phần ăn thường phải được tính toán kỹ. - Thế còn các loại nước khoáng (nước suối) có tác dụng dinh dưỡng như thế nào với cơ thể? Những người có bệnh tim mạch, dùng thường xuyên mỗi ngày nước suối thì có hại gì cho cơ thể không, thưa BS? - Cần lưu ý phân biệt nước suối hay nước khoáng khác với các loại nước tinh khiết. Nước khoáng không nên dùng nhiều ở người có các bệnh lý mãn tính như tim mạch, thận, khớp... vì sẽ cung cấp cho cơ thể thêm một lượng chất khoáng không kiểm soát được, trong khi với các bệnh nhân này khẩu phần chất khoáng trong chế độ ăn thường được tính toán nghiêm ngặt để kiểm soát tình trạng bệnh. Lượng chất khoáng dư thừa có thể là điều kiện thúc đẩy tiến triển hoặc các biến chứng của bệnh. - Người bị các bệnh như: cao huyết áp; tim mạch; tiểu đường; béo phì... thì nên chú ý như thế nào về lượng nước cần cho cơ thể trong ngày, uống các loại nước nào thì tốt, loại nào nên tránh, hay hạn chế? Tùy thuộc vào từng bệnh lý và mức độ bệnh bác sĩ sẽ xác định khẩu phần nước hàng ngày phù hợp. Nhìn chung là trừ trường hợp suy tim, suy thận nặng, xơ gan cổ chướng, bệnh lý có phù toàn thân... thường không cần phải hạn chế nước. Đối với người bị bệnh béo phì, lượng nước phải tăng hơn bình thường nhất là trong trường hợp vận động nhiều để giảm cân. Loại nước tốt nhất cho những người này là nước đun sôi để nguội, nước trà loãng... Không nên dùng các dạng nước cung cấp năng lượng như nước ngọt, nước tăng lực, hay các dạng nước uống có cồn như bia, rượu... Nước đối với người cao tuổi Cơ thể người trẻ chứa nhiều nước hơn người già, chả thế mà da của trẻ em thì căng láng nõn nà. Thật không may cho người già là khi cơ thể đang thiếu nước nhưng chính bản thân họ lại không thấy khát nước và ngại sử dụng nước để tắm rửa hoặc uống nước thường xuyên. Người già ít uống nước hơn so với người trẻ, một phần vì khó uống, dễ sặc nên ngại; một phần là do họ không có nhiều cảm giác khát như người trẻ bởi vì theo quy luật, các gai lưỡi của người già đã bị lão hóa nhiều và không còn nhạy cảm như lúc còn trẻ. Chính những lý do trên buộc chúng ta phải quan tâm đặc biệt đến thói quen uống nước của người già, nhắc họ uống nước thường xuyên ngay cả lúc không có cảm giác khát. Người xưa có tục dâng nước uống thường xuyên cho người già trong gia đình, đây không chỉ là một văn hóa “kính lão đắc thọ”, mà còn là một cách hiệu quả để bổ sung nước cho người già. Các nhà dinh dưỡng cũng đã xây dựng tháp dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi, tháp này được xây trên 8 cốc nước, có nghĩa là một ngày người già cần lưu ý để uống đủ 8 cốc nước, ngay cả khi không có cảm giác khát. Nước là môi trường cho hàng triệu các phản ứng hóa học xảy ra hàng ngày trong cơ thể, ở cơ thể người già các phản ứng này không còn tốt như lúc cơ thể còn trẻ do đó việc thiếu nước sẽ làm cho các phản ứng này càng tệ hại hơn và do đó rất có hại đối với sức khỏe. Các loại nước uống tốt đối với người già là nước uống bình thường (nước đun sôi để nguội), nước trái cây, nước trà xanh và cả phần nước của các món canh hoặc súp trong các bữa ăn hàng ngày.? ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyện “dinh dưỡng” trong nước uống (Kỳ 2) Chuyện “dinh dưỡng” trong nước uống (Kỳ 2) Tác dụng dinh dưỡng của nước dừa đối với cơ thể như thế nào? Có ý kiến cho rằng khi đang mệt, thì không nên uống nước dừa. Có ý thì cho rằng người có bệnh tim mạch thì nên hạn chế uống nước dừa. Theo BS những ý kiến này có đúng không? - Nước dừa là một loại nước khoáng thiên nhiên rất tốt cho cơ thể, đặc biệt sau khi vận động, cơ thể tiết nhiều mồ hôi, mất một lượng lớn muối khoáng và năng lượng nên những người trẻ tuổi, hệ tiêu hóa bình thường hoàn toàn có thể uống nước dừa sau khi vận động (pha thêm một chút muối và vài muỗng đường). Thành phần gây “nặng bụng” trong nước dừa chính là thành phần chất béo, thường nhiều hơn trong những loại nước dừa già. Người lớn tuổi do khả năng tiêu hóa chất béo kém, nên cần uống vừa phải từng ít một, không nên uống cho đã khát một lượt có thể gây tình trạng ách bụng khó chịu, có khi nôn ói. Với những người bị bệnh tim mạch, huyết áp hay bệnh thận nặng, không nên uống nhiều nước dừa vì những người này lượng chất khoáng trong khẩu phần ăn thường phải được tính toán kỹ. - Thế còn các loại nước khoáng (nước suối) có tác dụng dinh dưỡng như thế nào với cơ thể? Những người có bệnh tim mạch, dùng thường xuyên mỗi ngày nước suối thì có hại gì cho cơ thể không, thưa BS? - Cần lưu ý phân biệt nước suối hay nước khoáng khác với các loại nước tinh khiết. Nước khoáng không nên dùng nhiều ở người có các bệnh lý mãn tính như tim mạch, thận, khớp... vì sẽ cung cấp cho cơ thể thêm một lượng chất khoáng không kiểm soát được, trong khi với các bệnh nhân này khẩu phần chất khoáng trong chế độ ăn thường được tính toán nghiêm ngặt để kiểm soát tình trạng bệnh. Lượng chất khoáng dư thừa có thể là điều kiện thúc đẩy tiến triển hoặc các biến chứng của bệnh. - Người bị các bệnh như: cao huyết áp; tim mạch; tiểu đường; béo phì... thì nên chú ý như thế nào về lượng nước cần cho cơ thể trong ngày, uống các loại nước nào thì tốt, loại nào nên tránh, hay hạn chế? Tùy thuộc vào từng bệnh lý và mức độ bệnh bác sĩ sẽ xác định khẩu phần nước hàng ngày phù hợp. Nhìn chung là trừ trường hợp suy tim, suy thận nặng, xơ gan cổ chướng, bệnh lý có phù toàn thân... thường không cần phải hạn chế nước. Đối với người bị bệnh béo phì, lượng nước phải tăng hơn bình thường nhất là trong trường hợp vận động nhiều để giảm cân. Loại nước tốt nhất cho những người này là nước đun sôi để nguội, nước trà loãng... Không nên dùng các dạng nước cung cấp năng lượng như nước ngọt, nước tăng lực, hay các dạng nước uống có cồn như bia, rượu... Nước đối với người cao tuổi Cơ thể người trẻ chứa nhiều nước hơn người già, chả thế mà da của trẻ em thì căng láng nõn nà. Thật không may cho người già là khi cơ thể đang thiếu nước nhưng chính bản thân họ lại không thấy khát nước và ngại sử dụng nước để tắm rửa hoặc uống nước thường xuyên. Người già ít uống nước hơn so với người trẻ, một phần vì khó uống, dễ sặc nên ngại; một phần là do họ không có nhiều cảm giác khát như người trẻ bởi vì theo quy luật, các gai lưỡi của người già đã bị lão hóa nhiều và không còn nhạy cảm như lúc còn trẻ. Chính những lý do trên buộc chúng ta phải quan tâm đặc biệt đến thói quen uống nước của người già, nhắc họ uống nước thường xuyên ngay cả lúc không có cảm giác khát. Người xưa có tục dâng nước uống thường xuyên cho người già trong gia đình, đây không chỉ là một văn hóa “kính lão đắc thọ”, mà còn là một cách hiệu quả để bổ sung nước cho người già. Các nhà dinh dưỡng cũng đã xây dựng tháp dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi, tháp này được xây trên 8 cốc nước, có nghĩa là một ngày người già cần lưu ý để uống đủ 8 cốc nước, ngay cả khi không có cảm giác khát. Nước là môi trường cho hàng triệu các phản ứng hóa học xảy ra hàng ngày trong cơ thể, ở cơ thể người già các phản ứng này không còn tốt như lúc cơ thể còn trẻ do đó việc thiếu nước sẽ làm cho các phản ứng này càng tệ hại hơn và do đó rất có hại đối với sức khỏe. Các loại nước uống tốt đối với người già là nước uống bình thường (nước đun sôi để nguội), nước trái cây, nước trà xanh và cả phần nước của các món canh hoặc súp trong các bữa ăn hàng ngày.? ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
dinh dưỡng trong nước uống bài giảng y học cơ sở cách chăm sóc sức khỏe bệnh thường gặp cách phòng và trị bệnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 232 0 0 -
7 trang 191 0 0
-
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 177 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 138 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 113 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 95 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 79 1 0 -
5 điều cần phải biết về căn bệnh ung thư da
5 trang 74 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
2 trang 62 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 53 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 50 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 48 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 45 0 0 -
Những hiểm họa từ kính áp tròng
5 trang 43 0 0 -
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 trang 43 0 0 -
5 trang 38 0 0
-
Xử trí 'sự cố' khi trẻ chỉnh răng
5 trang 38 0 0 -
4 trang 37 0 0