Danh mục

chuyển đổi lớn - ráp lại thế giới, từ edison tới google: phần 2 - nicholas carr

Số trang: 161      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.22 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (161 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

sau đây là phần 2 của cuốn sách. phần 2 sẽ giải đáp những thắc mắc của người đọc về cuộc cách mạng mới liên quan đến máy tính: Điện toán đám mây là gì và nó sẽ định hình lại nền công nghệ máy tính ra sao? liệu xã hội của chúng ta có thay đổi triệt để? máy tính tạo ra chúng ta như cách ngày xưa chúng ta đã tạo ra máy tính?... và còn nhiều chủ đề đáng để suy nghĩ từ những nội dung thú vị của cuốn sách này. Để tìm được lời giải đáp từ những nghi vấn trên, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
chuyển đổi lớn - ráp lại thế giới, từ edison tới google: phần 2 - nicholas carr PHẦN II Sống trong Đám Mây Chúng ta tạo hình các công cụ và sau đó các công cụ tạo hình lại chúng ta. — John M. Culin 115 Thành phố trắng 116 chuyển đổi lớn CHƯƠNG 6 Máy tính toàn cầu Nếu bạn hay lang thang lui tới phố Haight ở San Francisco trong Mùa hè Tình yêu vào năm 1967, thì rất có thể bạn đã gặp nhà thơ “nổi loạn” Richard Brautigan đang đọc một bài thơ mê ly ca ngợi tương lai được tin học hóa. Bài thơ 25 dòng, có lẽ lấy cảm hứng từ khoảng thời gian ngắn Brautigan sống tại Học viện Công nghệ California vào đầu năm đó, mô tả một “đồng cỏ điều khiển học” nơi con người và máy tính sẽ “sống cùng nhau trong sự hòa hợp tương hỗ / hòa hợp lập trình.” Bài thơ kết bằng một tầm nhìn về một “hệ sinh thái điều khiển học” trọn vẹn: nơi chúng ta không còn phải lao động và được về lại với thiên nhiên... còn tất cả sẽ được lo toan bởi những chiếc máy đáng yêu duyên dáng. Cùng năm đó, một nhóm các nhà toán học và tin học kết hợp cùng ARPA, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Cao cấp của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, đã gặp gỡ tại Đại học Michigan để bắt đầu bàn thảo về một mạng liên lạc dữ liệu, như một báo cáo của cơ quan này viết nôm na, “sẽ được sử dụng 117 Máy tính toàn cầu để trao đổi các thông báo giữa các cặp máy tính bất kỳ.” Đề án nhằm tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu hàn lâm, quân sự, và công nghiệp sử dụng hiệu quả hơn các máy tính xử lý dữ liệu hiện vừa ít vừa đắt tiền. Đề án cần có hai đột phá: xây dựng “một ‘mạng con’ của các mạch điện thoại và các trạm chuyển có độ tin cậy, đặc tính trễ, dung tích, và giá thành đạt yêu cầu sao cho có thể khiến việc chia sẻ dùng chung các máy tính trên mạng trở nên thuận lợi,” và thiết kế “các giao thức và quy trình bên trong các hệ điều hành của từng máy tính kết nối, nhằm cho phép chúng sử dụng mạng con mới này để chia sẻ các tài nguyên.” Cuộc họp ở Michigan đã đặt nền tảng cho Arpanet, mạng máy tính do chính phủ hỗ trợ mà sau này được phát triển mở rộng thành Internet hiện đại, và cuối cùng thành mạng điện-toán-tiện-ích. Cái “hệ sinh thái điều khiển học” nhân ái của Brautigan như vậy đã biến thành một tác phẩm của chính hệ thống quân sự - công nghiệp là kết quả từ sự trừng phạt của phong trào phản văn hóa. Nhưng sự mỉa mai này chưa bao giờ làm giảm nhiệt tình của những người kế tục Brautigan – những kẻ mơ mộng công-nghệ-không-tưởng đã định hình quan niệm chung về các hệ thống máy tính từ cuối những năm 1960 tới nay. Khi các máy tính được kết nối thành một hệ thống đơn nhất, nhiều nhà văn và nhà tư tưởng đã đón nhận quan điểm rằng một thế giới hoàn thiện hơn đã đang hình thành. Bằng việc liên kết các máy tính, họ thấy bạn có thể liên kết con người, tạo ra các cộng đồng điện tử không ràng buộc bởi các giới hạn xã hội và chính trị đang tồn tại. Một thiên đường công nghệ đã vẫy gọi. Như Fred Turner mô tả trong cuốn sách của ông From Counterculture to Cyberculture (Từ Văn hóa Phản kháng tới Văn hóa Điều khiển học), những người mơ mộng tham lam nhất, như Brautigan, muốn gắn kết với phong trào văn hóa phản kháng 118 chuyển đổi lớn của những năm 1960 hay phong trào New Age (một phong trào xã hội và tâm linh tìm đến “sự thật phổ dụng” và hướng tới tiềm năng tối đa của cá nhân con người - ND) kế tiếp của những năm 1970. Họ nhìn thấy ở “hiện thực ảo” của các máy tính kết nối mạng một sự sắp đặt cho tính siêu việt xã hội và cá nhân. Đó là một thế giới tinh khiết, nơi họ có thể xây cất một nền văn hóa cộng đồng hài hòa và đạt được sự hiểu biết cao hơn mà họ đã tìm kiếm. Stewart Brand, biên tập viên sáng lập của “kinh thánh” hippi The Whole Earth Catalog (Mục lục toàn Thế giới), tỏ ra là người chủ đạo cho chủ nghĩa tân công-nghệ-không-tưởng trong một bài viết cho tạp chí Rolling Stone năm 1972. Ông mô tả một nhóm hacker đã phá vỡ sứ mệnh quân sự của Arpanet ra sao bằng cách dùng mạng để trao đổi các chuyện cười và chơi game Spacewar. “Dù sẵn sàng hay chưa, máy tính vẫn đang đến với con người,” Brand tuyên bố, gọi đó là “tin vui, có thể là vui nhất sau khi phê.” Bài viết là lời tiên tri xuất sắc, bởi Brand đã thấy trước chuyển đổi đang tới của máy tính để thành các thiết bị liên lạc cá nhân (và kể cả sự phát triển của kinh doanh âm nhạc trực tuyến). Trong cách nhìn của ông, con người sẽ sử dụng máy tính để thoát khỏi sự kiểm soát của các “nhà lập kế hoạch” xã hội, và trở thành những kẻ “ăn bám máy tính” được giải phóng khỏi các luật lệ và thủ tục. “Khi mọi người ai cũng có máy tính,” ông viết, chúng ta sẽ trở thành “những cá nhân và những người hợp tác có nhiều quyền lực hơn.” Hai thập kỷ trôi nhanh, đến năm 1990. Một lập trình viên trẻ tuổi tên Tim Berners-Lee, làm việc tại CERN, một phòng thí nghiệm vật lý lớn của châu Âu nằm giữa biên giới Thụy Sĩ và Pháp, viết một phần mềm để đưa Internet tới cho mọi người. Anh có ý tưởng về một “mạng tri thức” vĩ đại, vô hạn – một Mạng Toàn Cầu (World Wide Web) – “mang 119 Máy tính toàn cầu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: