Ở Huế, nhắc đến Phùng Hữu Thái không ai là không biết. Anh là một trong những nghệ nhân trẻ tuổi nhưng có tay nghề nổi bật xứ cố đô. Các sản phẩm của anh đã có mặt cả trên thị trường trong nước và thế giới. Anh được bạn bè đặt cho biệt danh “Vua đầu to chơi với gỗ” và hiện đang là chủ cơ sở điêu khắc mộc mỹ nghệ Thái Vinh nằm trên đường Nguyễn Sinh Cung, thành phố Huế.
...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyện một nghệ nhân điêu khắc xứ Huế
Chuyện một nghệ nhân điêu khắc
xứ Huế
Ở Huế, nhắc đến Phùng Hữu Thái không ai là không biết. Anh là một trong những
nghệ nhân trẻ tuổi nhưng có tay nghề nổi bật xứ cố đô. Các sản phẩm của anh đã có mặt
cả trên thị trường trong nước và thế giới. Anh được bạn bè đặt cho biệt danh “Vua đầu to
chơi với gỗ” và hiện đang là chủ cơ sở điêu khắc mộc mỹ nghệ Thái Vinh nằm trên
đường Nguyễn Sinh Cung, thành phố Huế.
Học hết lớp 5, vì gia cảnh khó khăn anh vào Thành phố Hồ Chí Minh theo học nghề tại
cơ sở mộc mỹ nghệ Gia Định cùng với người anh họ, từ lúc 12 tuổi. Sau 5 năm học thành
nghề, anh ở lại làm việc thêm 3 năm nữa để kiếm ít vốn đồng thời hoàn thiện hơn kỹ
năng tay nghề. 20 tuổi, anh về quê lập nghiệp. Lúc đầu, vốn ít, sản phẩm làm ra là những
tác phẩm có kích cỡ nhỏ, ít người biết đến. Để tìm kiếm khách hàng, anh đem sản phẩm
của mình tặng cho bạn bè và bà con họ hàng. Ai tới xem anh khắc dù lạ hay quen, thích
tác phẩm gì anh đều tặng.
Sau đó, anh sản xuất theo đơn đặt hàng với những tác phẩm có kích cỡ lớn hơn, cao từ
4 đến 5m, như: Các loại tượng phật, tượng quan công, các bức phù điêu, tranh chạm khắc
phong cảnh. Ngoài ra, anh còn làm thêm nghề trang trí nội thất. Do tay nghề khá, nên sản
phẩm anh làm ra đáp ứng được thị hiếu của khách hàng; dần dần cơ sở của anh nổi danh,
người này giới thiệu cho người kia tìm đến mua, đặt hàng...
Sản phẩm của cơ sở điêu khắc mộc mỹ nghệ Thái Vinh cũng theo đó ngày càng phát
triển, đa dạng về chủng loại, kích cỡ, giá cả phù hợp, nên khách hàng ngày một đông với
đủ tầng lớp. Đặc biệt, sản phẩm của anh luôn được ưa chuộng khi xuất khẩu sang Mỹ,
Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Úc... mỗi năm anh thu về 200 triệu đồng.
Để bảo tồn nghề, đồng thời tạo công ăn việc làm cho những thanh niên trẻ, Phùng Hữu
Thái đã thu nhận thêm những thanh niên học nghề từ các huyện trong tỉnh về cơ sở của
mình. Những thanh niên này được anh đào tạo nghề miễn phí trong thời gian 3 năm, sau
đó được nhận vào làm việc trong cơ sở của anh. Anh chia sẻ: “Mình đào tạo được một
người thợ là bớt đi một người ăn chơi lêu lổng”. Hiện nay, cơ sở của anh đang có 13 học
viên, trong đó có cả các em bị câm điếc bẩm sinh. Tất cả đều được chỉ bảo tận tình.
Phùng Hữu Thái đã đưa sản phẩm của mình tham gia nhiều cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc
gia và đã giành được nhiều giải cao, như: Cúp vàng “Festival 2004 Ngày hội hàng thủ
công mỹ nghệ và sản phẩm văn hóa”, giải khuyến khích “Hội thi sáng tác mẫu mới hàng
thủ công mỹ nghệ Huế năm 2005”, giải đồng “Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm
hàng lưu niệm phục vụ du lịch Huế năm 2008”, giải khuyến khích “Hội thi giấy lót nón
bài thơ xứ Huế 2008”, giải Sản phẩm tiêu biểu “Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam lần
thứ VI-2009”, giải ba “Cuộc thi sản phẩm lưu niệm và quà tặng Huế năm 2010”. Anh
được UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế tặng danh hiệu “Nghệ nhân Thừa Thiên-Huế” vì
những thành tích xuất sắc trong việc duy trì, phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ
truyền thống trên địa bàn tỉnh.
Được phong danh hiệu Nghệ nhân khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng Phùng Hữu Thái vẫn
luôn tâm niệm, không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề và luôn cố gắng truyền dạy
nghề cho thế hệ sau, với mong muốn là làm sao lưu giữ nghề chạm khắc gỗ truyền thống
của xứ Huế không bị mai một trước thời gian.