Danh mục

CHUYỆN TÌNH ANH TÔN TẪN

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

D ĩ nhiên Tôn Tẫn chỉ là cái biệt hiệu chúng tôi đặt cho anh để gọi cho vui thôi chứ thật ra không có gì giống nhau cả. Theo điển tích thì Tôn Tẫn là người nước Tề, là một quân sư, một nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng thời Chiến Quốc. Tôn Tẫn bị Bàng Quyên, một người bạn học vì ghen ghét tài nên đã mượn pháp luật mà trị tội chặt cả hai chân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHUYỆN TÌNH ANH TÔN TẪN CHUYỆN TÌNH ANH TÔN TẪND ĩ nhiên Tôn Tẫn chỉ là cái biệt hiệu chúng tôi đặt cho anh để gọi cho vui thôi chứ thậtra không có gì giống nhau cả. Theo điển tích thì Tôn Tẫn là người nước Tề, là một quânsư, một nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng thời Chiến Quốc. Tôn Tẫn bị Bàng Quyên, mộtngười bạn học vì ghen ghét tài nên đã mượn pháp luật mà trị tội chặt cả hai chân. Cònanh bạn của chúng tôi chỉ bị cụt một chân tới đầu gối, phải đi chân giả khập khiểng.Chúng tôi quen nhau khi cùng lên vùng kinh tế mới sinh sống theo lệnh của nhà cầmquyền. Cả một khu rừng được ủi thành những đường ngang. Một con đường lớn thẳnggóc nối những đường ngang này lại thành con đường giao thông chính. Hai bên đườngphân ra thành từng lô gia cư nhìn đối diện nhau, phía sau lô gia cư là lưng của một nhànào đó khác của đường ngang tiếp theo… và những gia đình sống trong cùng một đườngngang đó gọi là một “đội”. Thôn tôi ở có từ đội 1 đến đội 12, nhà tôi ở đội 4, nhà anhVinh - Tôn Tẫn - ở đội 10, vậy là gia đình anh lên sau gia đình tôi một hai tháng gì đó.Những người cùng cảnh ngộ thường dễ làm quen với nhau, nhất là trong cái kiểu hoàncảnh giống như mình bị hiếp đáp và đe nẹt. Hơn nữa dạo ấy chúng tôi chỉ vừa ngoài haimươi tuổi, cái tuổi sống rất thật và cởi mở tấm lòng. Tôi làm nghề dạy học, anh Vinhcũng như hầu hết người trong thôn làm nghề nông trên những đồng đất tự khai phá.Ngoài ra anh còn có thêm nghề cưa gỗ, cái nghề nhọc nhằn nhưng kiếm tiền thì cũngsướng. Tôi ngày một buổi đi dạy học, buổi còn lại thường lên rẫy với gia đình. Chỉ cóbuổi tối thì buồn. Rừng sâu heo hút tối om om, đường sá đi lại thì gập ghềnh mùa khô vàsình lầy mùa mưa. Tôi thường hay ra khu tập thể giáo viên ở gần đội 10 để chơi. Nóichuyện tào lao riết cũng hết đề tài, chúng tôi bày ra đánh domino, hết đánh domino lại rủnhau ra quán cá phê cô Mai cạnh đó uống cà phê nói dóc. Bên ngọn đèn dầu leo lét,chúng tôi gọi mấy ly cà phê và và dở bịch thuốc rê ra hút, ngồi nghe lén tiếng hát Lệ Thuhay Khánh Ly bên cái máy cassette cũ rè rè vặn nhỏ, chúng tôi cảm thấy cuộc đời vậy làvui lắm rồi! Và tôi quen anh Vinh cũng trong một dịp cà phê như vậy.- Buổi tối ngồi uống cà phê nghe nhạc buồn quá. Mấy ông thầy về nhà tôi chơi không?Về kiếm xị rượu uống cho ấm.Chúng tôi theo anh Vinh về nhà. Nhà chỉ có anh là lớn lớn, tiếp theo là Mân, đứa em traituổi cũng trạc tuổi như tôi và hai đứa em gái nữa. Anh kêu hai đứa em gái lấy rượu vànướng mấy con cá khô, gọi thằng em trai cùng ra ngồi chơi chung.Tôi hỏi:- Ông bà già đâu anh?- Chỉ có mấy anh em thôi. Bà già bịnh chết gần hai năm nay rồi. Ông già thì đang “cảitạo” chưa về.Tôi im lặng không hỏi thêm nữa vì nghĩ tò mò chuyện gia cảnh người khác cũng không tếnhị lắm. Cũng may Vinh là người vui vẻ, anh rót rượu ra mời và nói cười một cách tựnhiên, kể về chuyện trồng lúa trồng mì, chuyện cưa xẻ gỗ… Sau vài vòng rượu ai nấy đềucảm thấy ấm lên và câu chuyện trở nên tự nhiên hơn. Anh Vinh nói:- Chắc là mấy thầy cở tuổi thằng Mân em tôi đây. Vậy là tôi lớn hơn đó. Thôi thì …ngoài công việc dạy học ở trường là vai trò ông thầy thì mình coi như anh em đi, để thỉnhthoảng gặp nhau cho vui ha.Một người bạn của tôi chợt nói:- Anh bị cái chân như vầy giống Tôn Tẫn quá, vậy gọi anh là Tôn Tẫn được không?Anh cười hà hà:- Giống đâu mà giống. Tôn Tẫn bị cụt hai chân, tôi còn chân rưỡi mà. Nhưng muốn gọisao cũng được. Cái tên Tôn Tẫn này nghe cũng hiên ngang đó.Một người bạn khác hỏi:- Anh bị cái chân lâu chưa?- Năm bảy ba. Thiếu úy nhảy dù mà…- Vậy là anh đã giải ngũ rồi, sao lại đi kinh tế mới? Tôi hỏi- À, mấy anh em tụi này đi kinh tế mới là theo “diện” ông già. Ổng trước đây làm xãtrưởng, có đi cải tạo một năm xong rồi. Về nhà lại tham gia “phản động phản điếc” gì nónên bị bắt lại. Thiệt là tào lao hết sức.Nói xong anh lại cười khà khà…xxxKể từ sau cái hôm đến nhà chơi đó tôi bắt đầu quen biết và giao thiệp với anh nhiều hơn.Cái tên Tôn Tẫn ban đầu là do chúng tôi gọi anh, sau rồi nhiều người khác trong thôncũng gọi, riết thành quen luôn. Ngoài tính cởi mở và vui vẻ anh Tôn Tẫn còn rất tháo vácvà giỏi tổ chức công việc. Trong nông nghiệp, anh và đứa em trai làm những việc nặngnhọc như cày cuốc, đào xới, chuyên chở, hai đứa em gái làm việc nhẹ hơn như thu hoạch,gieo trồng, chế biến. Ngoài những ngày chính vụ, anh và đứa em trai còn thường xuyênđi rừng cưa gỗ. Anh nói với tôi nông sản chỉ để làm lương thực phòng hờ chuyện thiếu ănthôi vì mấy món này mua bán rất rẻ. Gỗ chính là nguồn thu nhập và sắm sửa của gia đình.Anh say sưa mô tả về các kỹ thuật cưa líu cưa lo cưa ngang cưa dọc gì đó mà tôi khôngnhớ được. Khi đã hơi thân nhau rồi tôi có hỏi anh về thời chinh chiến, anh cười buồn:“Chiến tranh thì có gì vui đâu, chỉ là chết chóc và mất mát thôi mà… chỉ có điều nó kếtthúc không có hậu chút nào”Hai năm sau thằng Mân, em trai anh lấy vợ, anh đứng ra tổ chức lễ cưới, mời mấy anhem trong dàn nhạc ...

Tài liệu được xem nhiều: